|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ông Phạm Bình Minh, ông Vũ Đức Đam thôi chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII

17:13 | 30/12/2022
Chia sẻ
Trung ương Đảng quyết định cho ông Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII và ông Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.

Ngày 30/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp phiên bất thường để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng biểu quyết, thống nhất để ông Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII và ông Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.

 Ông Phạm Bình Minh. (Ảnh: VGP).

Ông Phạm Bình Minh sinh năm 1959, quê quán Nam Định; trình độ thạc sĩ Luật; ngoại giao. 

Ông Minh tốt nghiệp Trường đại học Ngoại giao, sau đó trở thành cán bộ Bộ Ngoại giao từ năm 1981. Từ đó tới nay, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau trong ngành ngoại giao. Ông có 10 năm giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao từ 2011 - 2021.

Từ tháng 11/2013, ông Minh được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao. Tháng 4/2021, ông Minh được miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao và được phân công làm Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ.

Ông Phạm Bình Minh tham gia Trung ương Đảng lần đầu tại Đại hội X của Đảng (tháng 4/2006) khi được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa X. Từ tháng 1/2009, ông trở thành Ủy viên chính thức Trung ương Đảng khóa X. 

Ông được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng tại Đại hội XI (tháng 1/2011) và Đại hội XIII (tháng 1/2021). Từ Đại hội XII (tháng 1/2016), ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. 

 Ông Vũ Đức Đam. (Ảnh: VGP).

Ông Vũ Đức Đam sinh năm 1963, quê quán Hải Dương. Ông có trình độ tiến sĩ Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế, kỹ sư Điện tử - tin học.

Ông Đam xuất thân là kỹ sư tại Công ty xuất nhập khẩu - dịch vụ kỹ thuật Bưu điện, Tổng cục Bưu điện, sau đó trở thành chuyên viên tại Văn phòng Chính phủ.

Từ năm 1996 - 2003, ông là thư ký, trợ lý cho cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Tại Đại hội X (tháng 4/2006), ông Vũ Đức Đam trở thành Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa X khi đang là Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông (nay là Bộ TT-TT).

Từ 11/2007, ông Đam được luân chuyển về Quảng Ninh giữ chức vụ Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Tới năm 2011, sau khi được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, ông Đam trở thành Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Từ tháng 11/2013 tới nay, ông Đam tiếp tục được bầu làm Ủy viên Trung ương các khóa XII, XIII, giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ.  

Đến cuối năm 2019, ông kiêm thêm nhiệm vụ Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế, được giao điều hành công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Y tế.  

Trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 từ cuối 2019, đầu 2020, ông Vũ Đức Đam là Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 từ khi mới thành lập (cuối tháng 1/2020) cho tới tháng 8/2021.  


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hồng Hà

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.