|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Ông Lê Hải Trà: 'Chu kỳ thanh toán T+3 không phải là vấn đề của giao dịch trên TTCK Việt Nam'

09:28 | 13/07/2018
Chia sẻ
Theo ông Trà, vấn đề của giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam không phải là chu kỳ thanh toán T+3 mà là vấn đề quản lý rủi ro thanh toán.
ong le hai tra chu ky thanh toan t3 khong phai la van de cua giao dich tren ttck viet nam Nhận định thị trường chứng khoán 13/7: Hồi phục nhẹ nhằm lấy lại ngưỡng 900 điểm
ong le hai tra chu ky thanh toan t3 khong phai la van de cua giao dich tren ttck viet nam Chứng khoán châu Á hồi phục, Trung Quốc dẫn đầu đà tăng

Ông Trà dẫn chứng các thị trường cổ phiếu lớn khác trên thế giới như Nhật Bản, Hong Kong, Úc, Singapore... chu kỳ thanh toán vẫn là T+3, tức là từ thời điểm lẹnh giao dịch được khớp đến lúc chuyển tiền – giao hàng phải mất 3 ngày. Tuy nhiên các thị trường này khác Việt Nam ở chỗ:

Thứ nhất, lệnh mua khớp xong có thể bán ngay, vì bản chất là khi đặt lệnh đã có ký quỹ đảm bảo thanh toán cộng với số cổ phiếu vừa mua.

Thứ hai, khi đặt lệnh không cần có đủ ngay 100% số dư tiền hay chứng khoán mà chỉ cần có trước ngày thanh toán, ví dụ vào ngày T+1 hay T+2.

Thứ ba, các loại chứng khoán khác trong tài khoản của nhà đầu tư có thể được quy đổi theo mức độ rủi ro (hair-cut) để tính ký quỹ bảo đảm khi đặt lệnh mua, không nhất thiết phải có đủ 100% tiền mặt.

Và cuối cùng, nhà đầu tư có thể sử dụng margin để short (bán khống) nhằm cân bằng thị trường.

ong le hai tra chu ky thanh toan t3 khong phai la van de cua giao dich tren ttck viet nam
Chia sẻ của ông Lê Hải Trà trên trang facebook cá nhân.

Hiện nay thị trường Việt Nam cũng sử dụng chu kỳ thanh toán T+3 nhưng nhà đầu tư không thực hiện được 4 nghiệp vụ mà ông Trà nêu.

Đặc biệt, nhà đầu tư cho rằng việc phải đợi 3 ngày sau khi khớp lệnh mới chuyển tiền – giao hàng là khá lâu, ảnh hưởng tới tới thanh khoản của thị trường cũng như hạn chế sự linh hoạt trong hoạt động đầu tư.

Chẳng hạn, nếu ngay sau khi đặt lệnh mua một cổ phiếu mà xuất hiện tin xấu về cổ phiếu đó, nhà đầu tư buộc phải đợi 3 ngày sau khi cổ phiếu về tài khoản mới ra quyết định tiếp theo, không thể bán gấp để đề phòng rủi ro.

Ngoài ra, việc thị trường chứng khoán cơ sở của Việt Nam không có cơ chế bán khống để nhà đầu tư kiếm lợi khi giá xuống cũng là nhược điểm so với các thị trường khác.

Từ đầu tháng 4 tới nay khi VN-Index suy giảm hơn 25%, dòng tiền có xu hướng chảy sang thị trường chứng khoán phái sinh, cụ thể là hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Khác với thị trường chứng khoán cơ sở, thị trường phái sinh cho phép nhà đầu tư mua bán ngay trong ngày (T+0) và hưởng lợi theo cả hai chiều thị trường lên – xuống.

Theo số liệu của Sở giao dịch Hà Nội (HNX) – đơn vị trực tiếp quản lý thị trường chứng khoán phái sinh, số lượng tài khoản phái sinh vào cuối tháng 6, gấp đôi so với cuối năm 2017. khối lượng giao dịch phái sinh trong tháng 6 đạt mức kỷ lục gần 2 triệu hợp đồng. Tổng số lượng hợp đồng tương lai giao dịch trong quý II là 4,2 triệu, tăng 230% so với quý trước đó.

Ngược lại, thanh khoản trên thị trường chứng khoán cơ sở đang có dấu hiệu suy giảm. Phiên 12/7, khối lượng và giá trị giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM đạt lần lượt gần 114 triệu đơn vị và 2.350 tỷ đồng, đều là các mức thấp nhất từ đầu năm tới nay.

Thời gian gần đây, ông Lê Hải Trà chia sẻ một số nhận định về thị trường phái sinh như: “95% nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường phái sinh” hay “Phái sinh có thể là con dao hai lưỡi”.

Xem thêm

Kiên Dương

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.