|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nước ngoài mua ròng đột biến hơn 2.600 tỷ đồng trên HOSE khi VN-Index vượt 1.030 điểm, tập trung VHM, HPG, MSN

16:30 | 29/11/2022
Chia sẻ
Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch mua ròng hơn 2.633 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 107,2 triệu đơn vị cổ phiếu.

Xu hướng tăng giá đồng thuận đẩy VN-Index đóng cửa tăng hơn 26 điểm. Toàn thị trường ghi nhận 709 mã tăng, 253 mã giảm và 148 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch bùng nổ với hơn 1,39 tỷ đơn vị, tương đương 20.601 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt 16.505 tỷ đồng, tăng gần 18,3% so với phiên trước và tăng tới 75% so với giá trị trong 1 tháng trở lại đây.

Xung lực tăng điểm tích cực cùng dòng tiền lan toả đến các nhóm ngành đã giúp cho chỉ số chinh phục thành công ngưỡng cản quanh 1.020 điểm, hiện đã đảo vai trò là điểm đỡ gần.

Nhóm VN30 giao dịch khởi sắc là động lực tăng chính của thị trường. Kết phiên, cổ phiếu VN30 ghi nhận 22 mã tăng giá, 1 mã giảm giá và 5 mã đứng giá tham chiếu. Sự tăng giá của VIC, VCB, VHM, ĐI, HPG là nhân tố lớn nhất đến đà tăng của chỉ số.

Ngoài ngân hàng và bất động sản, loạt nhóm ngành giao dịch tích cực và trở thành nhân tố đóng góp cho đà tăng của thị trường như chứng khoán, hóa chất, xây dựng & vật liệu, ...

Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch mua ròng hơn 2.633 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 107,2 triệu đơn vị cổ phiếu.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VHM của Công ty cổ phần Vinhomes dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng hơn 328,1 tỷ đồng.

Theo sau là HPG được mua ròng hơn 276,7 tỷ đồng và MSN (274,1 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở PDR (228 tỷ đồng), SSI (150,4 tỷ đồng), VIC (147,9 tỷ đồng), KDH (135 tỷ đồng), KBC (118,8 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 30 tỷ đồng là FUEVFVND (92 tỷ đồng) và STB (90,4 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Tại chiều bán, cổ phiếu BCM của Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp bị xả ròng mạnh nhất với quy mô hơn 22,7 tỷ đồng.

Theo sau đó là SAB bị bán ròng gần 20,6 tỷ đồng, PC1 (10,5 tỷ đồng). Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã dưới 10 tỷ đồng như NKG (7,7 tỷ đồng), E1VFVN30 (7,2 tỷ đồng), HAG (7,1 tỷ đồng), HSG (5,4 tỷ đồng), NTL (4,5 tỷ đồng), HHS (4,2 tỷ đồng) và PVD (3,9 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục giao dịch mua ròng gần 18,5 tỷ đồng, tương đương 922.000 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng gần 4,8 tỷ đồng mua gom cổ phiếu PVI của Công ty Cổ phần PVI. Kế tiếp là IDC (2,7 tỷ đồng), TNG (2,4 tỷ đồng), THD (2,2 tỷ đồng), PVS (1,8 tỷ đồng), SHS (1,5 tỷ đồng), CEO (1,5 tỷ đồng) và các giao dịch tương tự dưới 1 tỷ đồng như NVB (953 triệu đồng), HUT (533 triệu đồng), SD5 (272 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại xả ròng mức dưới 1 tỷ đồng ở các mã như EID (396 triệu đồng), HDA (280 triệu đồng), PMC (102 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại kết thúc 21 phiên mua ròng, ghi nhận giao dịch xả ròng với quy mô gần 40,9 tỷ đồng, tương đương âm 457.156 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, cổ phiếu FOC của Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT dẫn đầu với quy mô gần 1,3 tỷ đồng. Theo sau là BSR (1 tỷ đồng) và các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như PAT (446 triệu đồng), MML (201 triệu đồng), MCH (183 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại xả ròng mạnh nhất hơn 40,4 tỷ đồng ở cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Kế tiếp, lực bán tiếp tục tìm đến những mã quy mô dưới 1 tỷ đồng như LTG (984 triệu đồng), BDT (977 triệu đồng), QNS (854 triệu đồng), …

Linh Chi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.