|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nước mắm công nghiệp - nước mắm truyền thống: Có phân biệt đối xử?

20:23 | 07/03/2019
Chia sẻ
Đại diện cơ quan soạn thảo khẳng định không có việc phân biệt đối xử giữa nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp, trong khi các đơn vị sản xuất phân tích có nhiều điểm khó hiểu trong dự thảo tiêu chuẩn.
Nước mắm công nghiệp - nước mắm truyền thống: Có phân biệt đối xử? - Ảnh 1.

Kiểm tra độ đạm nước mắm tại một nhà thùng ở Phú Quốc - Ảnh: K.NAM

Tuổi Trẻ trao đổi kỹ hơn những vấn đề doanh nghiệp băn khoăn với ông Đào Trọng Hiếu - phó trưởng phòng phát triển thị trường thủy sản Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT).

Ông Hiếu nói:

- Trước tiên, không có sự phân biệt đối xử với doanh nghiệp nước mắm công nghiệp với nước mắm truyền thống.

Hai khái niệm trên chúng ta hay gọi theo mặt dân gian, thực tế hiện nay chưa có văn bản pháp lý nào quy định thế nào là nước mắm công nghiệp, nước mắm truyền thống.

Căn cứ nào?

img3837-5read-only-15518900846611601521603

Trả lời về căn cứ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia TCVN-12607:2019, ông Đào Trọng Hiếu cho hay:

"Bộ NN&PTNT giao Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản xây dựng từ cuối năm 2016.

Chúng tôi dựa trên tài liệu căn cứ chính là tiêu chuẩn Codex giữa Việt Nam và Thái Lan đã ban hành, cùng nhau xây dựng trong 8 năm".

Đã bỏ bớt quy định quốc tế

* Cục đã tiếp thu ý kiến nhà sản xuất, hội thảo... thế nào mà đến nay lại có nhiều ý kiến không đồng tình như vậy?

- Trong quá trình lấy ý kiến, cơ bản tất cả ý kiến chúng tôi đều tiếp thu, chỉnh sửa và có văn bản giải trình tiếp thu ý kiến tất cả các đơn vị.

Nếu có những gì tiếp thu hay không tiếp thu chúng tôi phải có căn cứ, chứ không phải tất cả kiến nghị cái gì cũng phải tiếp thu cái đó, có những cái chúng tôi phải phản biện vì nó không phù hợp, không bao quát...

Quy định là để dùng chung, không dùng cho một cá nhân ai hết. Nó có thể đúng với doanh nghiệp này nhưng cũng có thể không đúng với doanh nghiệp kia, nhưng trên cái tổng thể thì phải vì cái chung. Những cái thuộc về quy trình chúng tôi đã cố gắng hài hòa.

* Cụ thể là hài hòa như thế nào, thưa ông?

- Theo quy định Codex, có hai nội dung quan trọng: thứ nhất là phải bảo quản lạnh nguyên liệu dưới 3 độ C. Chúng tôi đã không đưa vào vì không phù hợp với Việt Nam, doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được. Không ai đủ điều kiện để bảo quản nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến.

Thứ hai, cá có kích thước trên 12cm là họ khuyến cáo, đề nghị moi ruột trước khi chế biến. Hai nội dung quan trọng nhưng chúng tôi không đưa vào để bảo vệ ngành chế biến trong nước, không phân biệt đối tượng nào.

Tiêu chuẩn chỉ là khuyến khích để nâng cao chất lượng sản phẩm. Kể cả là cá nước ngọt chúng tôi cũng đưa vào tiêu chuẩn, vì hiện nay có đủ cơ sở để làm nước mắm từ cá nước ngọt.

Theo luật hiện hành, cơ sở có thể công bố tiêu chuẩn cơ sở của mình. Thậm chí nhiều cơ sở có tiêu chuẩn cao hơn cả tiêu chuẩn Việt Nam. Những tiêu chuẩn hiện nay là mức sàn, các cơ sở nên đáp ứng.

Chúng tôi không quy định chỉ tiêu, chỉ nhận diện mối nguy cho doanh nghiệp. Nếu nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu từ nuôi trồng thì phải nhận diện khả năng mối nguy về mặt dư lượng bảo vệ thực vật, thuốc thú y...

"Trách nhiệm của chúng tôi xong rồi"

* Khi xây dựng dự thảo tiêu chuẩn có xin ý kiến hiệp hội, doanh nghiệp, nhà sản xuất nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp hay không, thưa ông?

- Tiêu chuẩn được thực hiện đúng quy trình, qua 7 bước dự thảo từ khi thành lập ban soạn thảo đến đi hội thảo, rồi khảo sát điều tra tất cả vùng trọng điểm ở miền Bắc - Trung - Nam. Ban soạn thảo đến cả những doanh nghiệp để đưa dự thảo xin ý kiến.

Thứ hai là lấy ý kiến bằng văn bản. Bên cạnh đó là tổ chức hội thảo tại Hà Nội, Nha Trang, Phú Quốc để xin ý kiến... Sau mỗi hội thảo, ban dự thảo sẽ họp lại để đưa ra ý kiến chỉnh sửa, bổ sung. Đến dự thảo cuối cùng là dự thảo thứ 7.

* Hiện dự thảo tiêu chuẩn đã đến bước sắp ban hành?

- Theo quy định, sau khi hoàn thiện một hồ sơ cũng như nội dung dự thảo thì Bộ NN&PTNT phải trình dự thảo này sang Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN).

Bộ KH&CN sẽ thành lập hội đồng thẩm định dự thảo; thành phần hồ sơ bao gồm dự thảo, thuyết minh, các ý kiến... danh sách các đơn vị lấy ý kiến có đủ, có đúng với dự thảo ban đầu đưa ra. Nếu đầy đủ họ mới chấp nhận hồ sơ, nếu không họ sẽ trả hồ sơ về để bổ sung, chỉnh sửa.

Những bước lấy ý kiến chúng tôi đã hoàn thành, kết thúc từ cuối năm 2018 rồi. Dư luận nói 28-2 là thời gian lấy ý kiến, chúng tôi hoàn toàn không phát văn bản đi lấy ý kiến vì trách nhiệm của chúng tôi xong rồi, chúng tôi đã chuyển toàn bộ hồ sơ sang Bộ KH&CN.

* Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo tiêu chuẩn nước mắm ban hành sẽ tạo thuận lợi cho nước mắm công nghiệp và gây khó cho nước mắm truyền thống?

- Tiêu chuẩn không phân biệt nước mắm truyền thống hay công nghiệp, chỉ cần tuân thủ, thực hiện các tiêu chuẩn được khuyến cáo. Chế biến nước mắm cá biển, nước ngọt; chế biến theo phương pháp truyền thống, công nghiệp thì cũng phải trải qua phương pháp trộn muối, ướp cá, ủ chượp...

Chúng tôi khuyến cáo theo tiêu chuẩn, nếu doanh nghiệp không thực hiện thì khi cho ra sản phẩm có dư lượng không mong muốn như NH3, amoniac... hôi thối do sử dụng nguyên liệu không tốt, cơ quan chức năng kiểm tra thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm.

Dự thảo tiêu chuẩn rất khó hiểu

Xung quanh ý kiến trao đổi của Cục Chế biến và phát triển nông sản, về nhận diện histamin, bà Nguyễn Thị Tịnh, chủ nhà thùng nước mắm Thanh Quốc, cho rằng nội dung này bị thừa. Bởi giả sử quá trình ủ chượp cá cơm có thể tạo ra histamin, nhưng thử hỏi 1 ngày mỗi người ăn được bao nhiêu nước mắm để đạt ngưỡng gây ngộ độc hay dị ứng?

Đó là chưa kể cá cơm sau khi kéo lưới lên tàu bắt buộc phải ướp muối theo đúng hàm lượng để ủ chượp ngay, tức là cá còn rất tươi. "Nếu sợ có histamin, tôi đề nghị cơ quan chức năng ra chợ bán mắm lấy mẫu về kiểm tra có thể khả thi hơn" - bà Tịnh nói.

Về sử dụng cá nước ngọt hoặc nguyên liệu nuôi trồng để làm nước mắm, theo bà Tịnh, là hoàn toàn vô lý.

Trước cá linh còn nhiều vào mùa lũ, thỉnh thoảng có người đem đi ủ, tự nấu thành nước mắm. Nhưng nay giá mỗi ký cá linh vài trăm ngàn đồng, các loại cá nước ngọt phổ biến khác ít nhất cũng xấp xỉ 100.000 đồng/kg.

Thực tế, giá mỗi ký cá cơm chỉ trên dưới 20.000 đồng đã đủ khiến nhà thùng lao đao.

Nhiều nhà thùng sản xuất nước mắm ở Phú Quốc cũng cho rằng dự thảo tiêu chuẩn rất "lạ" và không hiểu mục đích để làm gì, thậm chí lo ngại 1 kịch bản kiểu như vụ "nước mắm nhiễm arsen" xảy ra hồi tháng 10-2016 lặp lại, nên mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ.

KHOA NAM


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

CHÍ TUỆ - DƯƠNG LIỄU

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.