|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nông sản xuất qua cửa khẩu Thanh Thủy tăng mạnh

13:23 | 13/11/2019
Chia sẻ
10 tháng đầu năm 2019, sản phẩm nông, lâm sản của Việt Nam xuất qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, tăng 17,2% so với cùng kì năm ngoái.
Nông sản xuất qua cửa khẩu Thanh Thủy tăng mạnh - Ảnh 1.

Cán bộ hải quan Hà Giang kiểm tra mặt hàng nông sản tại bãi tập kết.

Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy là nơi có lượng lớn hàng nông sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. 

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (Việt Nam) - Thiên Bảo (Trung Quốc) là mặt hàng nông sản, hoa quả tươi, sắn các loại, hải sản khô. Hàng nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng như máy móc, thiết bị thủy điện, van đường ống nước và một số mặt hàng tạm nhập tái xuất.

Theo Cục Hải Quan Hà Giang, trong 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 156,3 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu là thanh long, nhãn, dưa hấu, ván bóc. So với cùng kỳ năm 2018, kim ngạch xuất khẩu tăng 17,2%.

Trong đó xuất khẩu nhãn, thanh long, dưa hấu đạt 960.400 tấn, với tổng giá trị hơn 120,2 triệu USD; tinh bột sắn đạt 507.000 tấn, giá trị hơn 15,3 triệu USD; ván bóc 40.700 tấn, trị giá 4,47 triệu USD.

Nông sản xuất qua cửa khẩu Thanh Thủy tăng mạnh - Ảnh 2.

Sản phẩm ván bóc của Việt Nam xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Thanh Thủy.

Một trong những nguyên nhân khiến giá trị nông sản xuất qua cửa khẩu tăng nhanh là do trong dịp tháng 10, lượng thanh long xuất qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy sang thị trường Trung Quốc tăng đột biến. 

Mặt khác, thời điểm này tại một số cửa khẩu quốc tế khác có tình trạng ùn ứ nông sản nên thương lái và đối tác Trung Quốc tìm đến cửa khẩu Thanh Thủy.

Hiện nay việc xuất nhập khẩu tại cửa khẩu có xu hướng tăng lên, nhất là các mặt hàng nông sản trong nước xuất sang Trung Quốc. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy đã áp dụng công tác quản lý, điều hành qua mạng bằng phần mềm quản lý văn bản của Tổng cục Hải quan; duy trì hệ thống hải quan tự động.

Nhiều các lô hàng đã làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhưng chưa đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng, truy xuất nguồn gốc, quy cách đóng gói theo quy định của Trung Quốc. 

Với những trường hợp như thế, cơ quan Hải quan để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thay đổi bao bì, phân loại, đóng gói lại hàng hóa, dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc trong các khu vực kho, bãi có sự giám sát của cơ quan Hải quan.

Các hoạt động này phải đảm bảo không làm thay đổi nguồn gốc, xuất xứ, chủng loại hàng hóa đã kê khai trên tờ khai hải quan.

Nông sản xuất qua cửa khẩu Thanh Thủy tăng mạnh - Ảnh 3.

Xe chở nông lâm sản chờ làm thủ tục thông quan.

Ông Nguyễn Thành Tài, nhân viên công ty TNHH Nga Khôi, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận cho biết, ông đã có thâm niên 4 năm chở hàng nông sản từ Bình Thuận ra cửa khẩu Thanh Thủy xuất sang Trung Quốc. Theo ông Tài thì khi làm thủ tục xuất nhập khẩu nông sản tại cửa khẩu này khá thuận lợi. 

Những hôm vắng xe chỉ khoảng nửa tiếng từ khi vào bến tập kết là xe hàng đã hoàn thiện thủ tục để xuất qua Trung Quốc. Hôm nào chậm nhất chỉ mất 1 buổi. Vì vậy mặt hàng hoa quả không sợ bị dập nát, xuống mã.

Thời gian gần đây việc Trung Quốc tiến hành kiểm tra kỹ thông quan, siết chặt việc quản lý chất lượng nông sản xuất sang thị trường này. Thực tế trên đòi hỏi người nông dân và doanh nghiệp cần chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ông Vi Quốc Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy cho biết, việc tổ chức sản xuất tốt, đầu tư nâng chất lượng hàng nông sản xuất khẩu đúng với yêu cầu của thị trường sẽ giúp tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc của các cửa khẩu trong nước nói chung, trong đó có cửa khẩu Thanh Thủy.


Đào Thanh - Toán Nguyễn

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.