|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nông sản Việt chịu nhiều sức ép từ FTA

15:33 | 24/05/2018
Chia sẻ
Hiện nay, năng suất, chất lượng một số loại nông sản còn thấp. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất cao, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh còn chưa nhiều. Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh mặt hàng nông sản Việt Nam. 
nong san viet chiu nhieu suc ep tu fta ‘Đòn bẩy’ xuất khẩu của nông sản Việt
nong san viet chiu nhieu suc ep tu fta Khủng hoảng thừa nông sản: Vì đâu nên nỗi?
nong san viet chiu nhieu suc ep tu fta Lý giải nguyên nhân nông sản Việt xuất sang Trung Quốc gặp khó

Theo Báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết Việt Nam đã tham gia và ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA).

Điều này tạo thêm nhiều cơ hội cho ngành nông nghiệp, nhưng cũng chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn ở cả thị trường trong và ngoài nước.

nong san viet chiu nhieu suc ep tu fta
Nông sản Việt chịu nhiều sức ép từ FTA. Ảnh minh họa

Hiện nay, năng suất, chất lượng một số loại nông sản còn thấp. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất cao, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh còn chưa nhiều. Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh mặt hàng nông sản Việt Nam.

Một số nông sản xuất khẩu có thế mạnh như gạo, cà phê, cao su, thủy sản…vẫn có giá bán thấp hơn so với giá sản phẩm cùng loại của các nước xuất khẩu lớn khác. Nhiều nông sản trong nước bị cạnh tranh mạnh bởi nông sản nhập khẩu nhưngô, đỗ tương, sản phẩm chăn nuôi…

Tốc độ phát triển của ngành chế biến nông lâm thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng. Đồng thời, ngành này chưa quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, tỷ lệ nông sản được chế biến sâu, chế biến tinh hoặc bằng công nghệ cao còn thấp.

Bên cạnh đó, số doanh nghiệp tham gia chưa nhiều, tổn thất sau thu hoạch còn cao. Công nghiệp hỗ trợ để hoàn thiện sản phẩm chậm phát triển. Vì vậy, trong một số trường hợp, nhất là vào những thời điểm thu hoạch rộ hoặc thị trường xuất khẩu có biến động, các nhà máy không thể tăng chế biến, hỗ trợ tiêu thụ, giảm thiệt hại cho nông dân.

Bộ đề xuất thúc đẩy nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ. Đồng thời, các cơ quan trợ nông dân sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và giá trị thương phẩm cao; phổ biến áp dụng VietGap. Bên cạnh đó, ngành cần tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến sản phẩm ăn liền để nâng cao giá trị gia tăng cao.

Bộ đồng thời thúc đẩy triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế. Thời gian tới Bộ sẽ triển khai Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam và hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp xây dựng phát triển thương hiệu, gắn với chỉ dẫn địa lý.

nong san viet chiu nhieu suc ep tu fta ‘Đòn bẩy’ xuất khẩu của nông sản Việt

Đức Quỳnh