|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Nông nghiệp BaF (BAF) báo lãi đi lùi ba tháng đầu năm

14:59 | 04/05/2022
Chia sẻ
Kết thúc quý I, lãi sau thuế của BAF đạt 87,7 tỷ đồng, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo BCTC quý I/2022 của CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (Mã: BAF), doanh thu thuần đạt 1.539 tỷ đồng, tương ứng giảm 38%. Phần lớn doanh thu của doanh nghiệp đến từ mảng bán nông sản, với cơ cấu là trên 80%, còn lại là từ hoạt động chăn nuôi. 

Doanh thu thuần giảm 38% nhưng lợi nhuận gộp lại tăng 5,2%, đạt 141 tỷ đồng kỳ này nhờ việc kiểm soát tốt giá vốn hàng bán khi giảm 40% chỉ còn 1.398 tỷ đồng kỳ này. Biên lợi nhuận gộp nhờ đó mà cũng được cải thiện từ 5,4% lên 9,1%. 

Mặc dù lợi nhuận gộp tăng nhưng do trong kỳ các chi phí phát sinh tăng so với kỳ trước dẫn đến lãi sau thuế kỳ này chỉ đạt 87,7 tỷ đồng, giảm 5,7%.

 Nguồn: Báo cáo tài chính quý I của BAF. 

Năm 2022, BAF đặt kế hoạch kinh doanh khiêm tốn với doanh thu thuần ở mức 5.950 tỷ đồng, giảm 43% so với kết quả năm ngoái. Với kết quả như trên, doanh nghiệp đã đạt 26% kế hoạch năm. 

Năm nay, doanh nghiệp đạt mục tiêu giảm dần tỷ trọng mảng kinh doanh nông sản và tập trung tối đa nguồn lực cho mảng chăn nuôi. BAF sẽ tăng cường bán lẻ thịt tại các siêu thị, hệ thống cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc và bán thông qua kênh trực tiếp nhà phân phối, lò mổ để đạt giá bán cao nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Đồng thời, năm nay dự kiến khởi công nhà máy giết mổ, chế biến tại miền Nam (BaF Meat Bình Phước) với công suất 240 con/ giờ và miền Bắc (BaF Meat Hòa Bình) với công suất 240 con/giờ.

Bên cạnh đó, với lợi thế về nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và con giống, năm 2022 chiến lược của BAF sẽ bán cám kèm con giống để tối ưu công suất nhà máy cám cũng như đưa con giống chất lượng của BAF ra thị trường.

Quy mô tài sản cuối kỳ là 4.149 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu kỳ chủ yếu do giảm các khoản phải thu ngắn hạn. Khoản mục này cuối kỳ là 1.303 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31% tổng tài sản. 

Phần lớn nợ của doanh nghiệp là phải trả cho người bán, tuy nhiên trong kỳ doanh nghiệp cũng tiến hành nghĩa vụ thanh toán cho các bên bán với số tiền 1.732 tỷ đồng. Hiện số tiền còn lại mà doanh nghiệp phải trả cho các bên cung cấp tại thời điểm 31/3 là 2.042 tỷ đồng. Nợ vay cuối kỳ là 266 tỷ đồng, chiếm 6,4% cơ cấu nguồn vốn. 

Vốn chủ sở hữu cuối kỳ là 1.542 tỷ đồng, lãi lũy kế là 475 tỷ đồng. 

T.Đan

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.