Nỗi khổ của công nhân trong các tập đoàn công nghệ hàng đầu
Lời xin lỗi của tập đoàn công nghệ Samsung
Gần đây, tập đoàn điện tử Samsung ở Hàn Quốc xin lỗi những công nhân mắc ung thư khi làm việc trong các nhà máy bán dẫn của họ, sau cuộc tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ với những người lao động.
"Chúng tôi chân thành xin lỗi những công nhân mắc bệnh và gia đình họ", đồng Chủ tịch Samsung phát biểu trong một thông cáo báo chí.
Cảnh tượng bên trong một nhà máy sản xuất linh kiện bán dẫn của Samsusng. Nỗi khổ của công nhân trong các tập đoàn công nghệ là một vấn đề dư luận ít biết. Ảnh: AP |
Hãng thông tấn AFP đưa tin những công nhân mắc bệnh sẽ nhận khoản bồi thường lên tới 150 triệu won (182.000 USD) cho mỗi trường hợp. giới truyền thông cho biết, các nhà máy bán dẫn của Samsung tác động tới 320 công nhân của tập đoàn, và 118 người trong số đó đang chờ chết.
Đương nhiên, Samsung không phải là doanh nghiệp công nghệ duy nhất đối mặt với cáo buộc về việc văn hóa làm việc tác động tới sức khỏe người lao động. Từ Thung lũng Sillicon tới ngành sản xuất công nghệ ở Trung Quốc, cuộc sống của những công nhân trong doanh nghiệp công nghệ khá đáng thương.
Thứ Sáu đen là cơn ác mộng của công nhân Amazon
Người lao động ở Anh và châu Âu đang phản đối điều kiện làm việc trong Amazon, tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Tình trạng thúc ép quyết liệt công nhân của Amazon diễn ra đồng loạt do lượng đơn đặt hàng quá lớn trong dịp Lễ Tạ ơn và giao dịch mua hàng của người tiêu dùng trong ngày Thứ Sáu đen.
Hàng trăm công nhân dã biểu tình tại 5 cơ sở của Amazon tại Anh theo lời kêu gọi của Liên đoàn GMB, bao gồm Milton Keynes, Warrington, Peterborough, Swansea và Rugeley. Hành động của họ có thể gây nên tình trạng hỗn loạn cho các nhà bán lẻ trước dịp mua sắm lớn nhất trong năm.
Công nhân làm việc trong một kho hàng của tập đoàn Amazon tại Mỹ. Ảnh: Mashable |
Một phụ nữ mang thai làm việc trong một nhà kho của Amazon tại Anh kể cô phải đứng 10 giờ liên tục để làm việc. Trong một tuyên bố hôm 21/11, ông Tim Roaches, tổng thư ký của Liên đoàn GMB, nhấn mạnh: "Công nhân của Amazon không phải là robot". Ông cũng kêu gọi Amazon thương lượng với GMB.
"Điều kiện làm việc của các thành viên làm việc cho Amazon đang ở mức dưới chuẩn dành cho con người. Họ đang rạn xương, bất tỉnh và tới bệnh viện bằng xe cứu thương", ông cảnh báo.
"Công nhân trên khắp thế giới cùng đưa ra một thông điệp đối với tỷ phú Jeff Bezos: Chúng tôi không phải robot, nên hãy đối xử với chúng tôi bằng nhân phẩm và sự tôn trọng" là nội dung của một video do Liên đoàn GMB công bố trên mạng xã hội Twitter.
Không được phép gọi xe cấp cứu
Trong các nhà kho của tập đoàn ô tô điện Tesla, nhân viên y tế không được phép gọi đường dây nóng 911 trong trường hợp cấp cứu nếu bác sĩ không cho phép. Một báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm Báo chí Điều tra cho thấy thay vì gọi xe cứu thương, nhân viên y tế của Tesla thường gọi dịch vụ đặt xe trực tuyến Lyft và yêu cầu tài xế chở nạn nhân tới phòng cấp cứu.
Công nhân trong một nhà máy sản xuất của hãng xe điện Tesla. Ảnh: treehugger.com |
Báo cáo cũng nói thêm rằng những công nhân ấy - bao gồm nhiều người dính chấn thương nặng - phải trở lại dây chuyền sản xuất mà không được điều trị hay dùng thuốc giảm đau.
Ban lãnh đạo Tesla phủ nhận mọi cáo buộc và từ chối bình luận sau khi báo cáo xuất hiện trên mạng xã hội.
Xem thêm |