|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nikkei: Việt Nam sẽ nằm trong Top 3 nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc châu Á, nhiều thứ hạng khác thay đổi

11:00 | 09/12/2017
Chia sẻ
Dự đoán Kinh tế châu Á Trung hạn trong giai đoạn từ 2017 đến 2030 lần thứ 3 dự báo Philippines có thể đạt tăng trưởng GDP thực tế 6,4% trong năm 2030, Ấn Độ là 5,2% và Việt Nam là 5%.
nikkei viet nam se nam trong top 3 nen kinh te tang truong vuot bac chau a nhieu thu hang khac thay doi 5 nền kinh tế tăng trưởng yếu nhất châu Á
nikkei viet nam se nam trong top 3 nen kinh te tang truong vuot bac chau a nhieu thu hang khac thay doi ADB nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế châu Á lên 5,9%

Kinh tế Việt Nam và Philippines phát triển vượt bật trong những năm tới

Tờ Nikkei công bố Dự đoán Kinh tế châu Á Trung hạn trong giai đoạn từ 2017 đến 2030 lần thứ ba, báo cáo mang tên “Châu Á Thời đại số 5.0".

nikkei viet nam se nam trong top 3 nen kinh te tang truong vuot bac chau a nhieu thu hang khac thay doi
Công trường xây dựng ở Ấn Độ, quốc gia có thể đạt được GDP 6.000 tỷ USD năm 2028

Theo báo cáo, Ấn Độ và những thành viên chủ chốt của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á sẽ trở thành nguồn động lực chính cho tăng trưởng ở châu Á vào những thập kỷ sắp tới. Trong khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại so với Mỹ, theo những dự báo từ Trung Tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (Japan Center for Economic Research).

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ có thể đạt 6.000 tỷ USD đến năm 2028, chiếm lấy vị trí nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới của Nhật Bản.

Hôm 5/12, Trung tâm đưa ra bản Dự đoán Kinh tế châu Á Trung hạn trong giai đoạn từ 2017 đến 2030 lần thứ 3. Báo cáo có tên là “Châu Á Thời đại số 5.0 – Đổi mới thay đổi quan hệ sức mạnh kinh tế”, đưa Philippines trên con đường đạt tăng trưởng GDP thực tế 6,4% trong năm 2030, Ấn Độ là 5,2% và Việt Nam có thể đạt 5%.

Trong đó, Ấn Độ có nguồn cung lao động góp phần tương đối lớn vào tăng trưởng GDP. Số lượng lao động ở Ấn Độ tăng khi dân số mở rộng, và thời gian học tập trung bình, tính theo năm, cũng đang tăng lên nhanh chóng.

Trung Quốc có tăng trưởng năm 2016 là 6,7%, tương tự như của Ấn Độ, được dự báo là tăng trưởng chậm lại còn 2,8% trong năm 2030, mặc cho sản lượng cao.

nikkei viet nam se nam trong top 3 nen kinh te tang truong vuot bac chau a nhieu thu hang khac thay doi
GDP Danh nghĩ một số quốc gia

Tỷ lệ tăng trưởng của ASEAN5 trong năm 2030 vào khoảng 4,4%, cao hơn NIE (1,9%), Trung Quốc, Nhật Bản (0,5%) và Mỹ (2,5%). Điều này sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính sau Ấn Độ. Ngoài Philippines và Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Thái Lan tất cả đều được dự báo sẽ tăng trưởng 3-4%, vượt qua Trung Quốc.

Thái Lan có tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng nguồn lao động đầu vào thấp hơn so với Indonesia và Malaysia. Số lượng công nhân Thái Lan đang giảm dần, mặc dù giáo dục mở rộng có thể bù đắp cho sự thiếu hụt.

Với NIE, tỷ lệ tăng trưởngcủa Singapore trong năm 2030 được dự báo ở mức 2,4%; Đài Loan dẫn đầu ở mức 2,2%; Hong Kong 1,7% và Hàn Quốc 1,6%.

Chỉ có Singapore cho thấy nguồn lao động tích cực, mặc dù ở Đài Loan, tăng trưởng về năng suất đang giúp bù đắp cho số lượng nhân công giảm.

nikkei viet nam se nam trong top 3 nen kinh te tang truong vuot bac chau a nhieu thu hang khac thay doi
Tỷ lệ tăng trưởng của một số quốc gia (Nguồn: JCER Estimate)

Đối với Nhật Bản, có tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất trong nhóm, nguồn lao động âm, và năng suất hay cổ phiếu tài chính đều không cải thiện nhiều.

nikkei viet nam se nam trong top 3 nen kinh te tang truong vuot bac chau a nhieu thu hang khac thay doi
Biểu đồ tăng trưởng GDP thực của các quốc gia (Nguồn: JCER estimates)

Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc trở thành động lực tăng trưởng chính của Châu Á năm 2030

Báo cáo cũng nhìn vào cách các nền kinh tế được so sánh theo quy mô (GDP danh nghĩa chuyển đổi thành USD) và sự giàu có (GDP danh nghĩa trên đầu người).

Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm đến năm 2030, quy mô nền kinh tế của nó, tương đương khoảng 60% của Mỹ trong năm 2016, sẽ đạt đến 80% trong năm 2030. Giống như Nhật Bản trong những năm giữa thập niên 1990, khi đạt đến mức 70% của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc sẽ không vượt qua được khó khăn và không thể thực sự vượt qua Mỹ.

Trung Quốc sẽ vẫn là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, ở trên so với Nhật Bản. Lợi thế quy mô của Trung Quốc so với người hàng xóm châu Á này sẽ mở rộng từ 2,3 lần trong năm 2016 lên 4,4 lần. Trung Quốc được dự đoán sẽ tiếp tục chiếm khoảng một nửa tăng trưởng kinh tế châu Á trong những năm tới đây.

Tuy nhiên vào năm 2030, Ấn Độ có thể sẽ trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế châu Á. Ấn Độ, chiếm khoảng 50% quy mô của Nhật Bản trong năm 2016, sẽ vượt lên trong năm 2018 và lớn hơn 1,2 lần so với Nhật Bản trong năm 2030. Điều này sẽ làm Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, từ hạng 7 trong lúc này.

Có những thay đổi đang diễn ra khác trong quy mô kinh tế: Indonesia sẽ theo sát Hàn Quốc vào năm 2030; Philippines sẽ vượt qua Thái Lan trong năm 2027 và Đài Loan năm 2029; Malaysia có thể sẽ mở rộng khoảng cách với Singapore; và Việt Nam sẽ vượt qua thành phố quốc gia này vào năm 2027.

Về cả dân số và hiệu quả kinh tế, trọng tâm của châu Á sẽ chuyển từ Đông sang Nam là Ấn Độ và ASEAN.

Singapore có thể là quốc gia châu Á đầu tiên bắt kịp sự giàu có của Mỹ

Khi nói đến sự giàu có, Malaysia có thể sẽ gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập cao, với GDP danh nghĩa đầu người đạt 12.000 USD trong năm 2023. Trung Quốc sẽ đạt đến mức độ đó trong 2 năm sau đó, nhưng không thể bắt kịp Malaysia vào năm 2030. Thái Lan có thể không đạt được mức thu nhập cao.

Indonesia dự kiến sẽ trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2019, với GDP đầu người vượt 4.000 USD. Philippines có thể đạt được vào năm 2022, Việt Nam vào năm 2028. Philippines sau đó có thể vượt qua Indonesia vào năm 2029.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao, Ấn Độ không thể đạt được mức thu nhập trung bình cao.

Singapore có thể là quốc gia châu Á đầu tiên bắt kịp sự giàu có của Mỹ, vượt qua Hong Kong và Nhật Bản. Hong Kong có thể vượt qua Nhật Bản, trong khi Hàn Quốc cũng tăng trưởng rất nhiều từ phía sau.

Thành Nguyên