|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nikkei: Kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực nếu lượng lao động xuất khẩu tiếp tục giảm

17:04 | 31/05/2021
Chia sẻ
Số người Việt Nam đi xuất khẩu lao động giảm mạnh trong bối cảnh các thị trường tiếp nhận tiếp tục đóng cửa biên giới với người nước ngoài vì đại dịch COVID-19.
Xuất khẩu lao động của Việt Nam giảm mạnh trong đại dịch - Ảnh 1.

Nhật Bản thu hút lao động Việt Nam với mức lương cao hơn các nước châu Á khác. (Ảnh: Ken Kobayashi/Nikkei Asia).

Việt Nam đặt mục tiêu đưa 500.000 lao động đi làm việc nước ngoài trong 5 năm đến 2025, nhưng giờ đây giới phân tích cho rằng con số này là quá cao, theo Nikkei Asia.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS), tong ba tháng đầu năm 2021, 10.333 lao động Việt Nam đã tới Đài Loan (Trung Quốc) và 18.178 người đến Nhật Bản.

Kể từ giữa tháng 1, Nhật Bản đã cấm nhập cảnh đối với tất cả công dân nước ngoài không phải thường trú dân khi làn sóng COVID-19 mới xuất hiện tại nước này. Lệnh cấm này sẽ ảnh hưởng lớn đến Chương trình Đào tạo Thực tập sinh Kỹ năng của Nhật Bản, vốn cung cấp cơ hội việc làm cho người nước ngoài.

Việt Nam hiện là nước cung cấp nhiều thực tập sinh kỹ năng nhất cho Nhật Bản. Hiện tại, khoảng 200.000 người Việt nam đang sống và làm việc tại đây với tư cách thực tập sinh kỹ năng trong hàng loạt ngành nghề, bao gồm nông nghiệp, xây dựng và sản xuất.  

Chương trình thực tập sinh giúp giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng tại Nhật Bản, đồng thời được thiết kế để chuyển giao kỹ năng cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chỉ coi thực tập sinh nước ngoài là lao động giá rẻ.

Lệnh cấm nhập cảnh là đòn giáng mạnh vào lợi nhuận của những công ty gửi thực tập sinh Việt Nam tới Nhật Bản. Ngày càng nhiều tổ chức trong lĩnh vực này đang tạm ngừng hoạt động ở Nhật Bản.

Công ty cổ phần dịch vụ liên kết Hà Nội (HanoiLink) trước đây chủ yếu gửi lao động đến Nhật Bản. Tuy nhiên Tổng Giám đốc Tô Tiến Nghĩa cho biết gần đây công ty đang cân nhắc tập trung vào các thị trường khác.

Nhật Bản là điểm đến hấp dẫn với lao động xuất khẩu Việt Nam nhờ mức lương cao hơn các thị trường khác. Trung bình lao động Việt Nam ở Nhật Bản kiếm được 1.200 – 1.400 USD mỗi tháng, trong khi đó những người ở Đài Loan (Trung Quốc) chỉ được trả 700 – 800 USD.

Xuất khẩu lao động của Việt Nam giảm mạnh trong đại dịch - Ảnh 2.

Số lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc năm 2020 giảm một nửa. (Ảnh: Tomoya Onishi/Nikkei Asia).

Từ trước đại dịch, Việt Nam đã gặp khó khăn trong việc xuất khẩu lao động sang Nhật Bản dưới chương trình thị thực mới cho lao động có tay nghề được triển khai vào tháng 4/2019.

Nguyên nhân là Việt Nam chậm trễ tiến hành các bài kiểm tra kỹ năng và ngôn ngữ cho lao động tiềm năng theo yêu cầu của Nhật Bản. Việt Nam bị tụt lại đằng sau nhiều nước châu Á đã tiến hành những cuộc kiểm tra này từ trước cả hai năm, ví dụ như Philippines.

Trong năm 2020, số lao động xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam giảm một nửa xuống còn 38.000 người, nhưng đất nước này vẫn là thị trường tiếp nhận lớn nhất. Đài Loan và Hàn Quốc lần lượt tiếp nhận 34.000 và 1.300 lao động.

Nối tiếp Nhật Bản, Đài Loan tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài không có thẻ cư trú vào ngày 19/5 do số ca nhiễm gia tăng. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội dự kiến gửi 90.000 lao động sang nước ngoài làm việc trong năm 2021 – tăng hơn 10.000 người so với năm ngoái – nhưng xu hướng suy giảm nhiều khả năng sẽ tiếp tục.

Nikkei Asia nhận định trong bối cảnh lượng lao động xuất khẩu của tiếp tục giảm sút, nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực. Khoảng 600.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài với lượng kiều hối chuyển về nước hàng năm ước đạt từ 3-4 tỷ USD. Kiều hối sẽ giảm khi số lượng người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài đi xuống.

Giang

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).