|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Những vấn đề đau đầu của ngành sản xuất ô tô thế giới

16:46 | 13/07/2019
Chia sẻ
Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đang gặp phải những vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.

Áp lực lên các công ty sản xuất ô tô đã tăng dần trong nhiều tháng qua song những sự kiện diễn ra trong 2 tuần gần đây đã khiến các nhà lãnh đạo phải đau đầu tìm cách giải quyết những thách thức không nhỏ.

 Doanh số bán ra giảm xuống do nền kinh tế phát triển chậm, các cuộc chiến thương mại leo thang và thay đổi chính sách quản lý, bên cạnh biến đổi khí hậu. Lợi nhuận liên tục bốc hơi, việc làm bị cắt giảm, thậm chí CEO của một trong những thương hiệu lớn nhất đã từ chức.

Những vấn đề đau đầu của ngành sản xuất ô tô thế giới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Những nhà sản xuất đã tìm ra được cách thức đối chọi với khủng hoảng sẽ phải bung thêm nguồn vốn vào nghiên cứu công nghệ để cạnh tranh với các đối thủ truyền thống và các công ty công nghệ khác trong cuộc đua xe điện. 

Gần như không có cơ hội sống sót cho những người chậm chạp. "Công nghệ đang thay đổi, do vậy cần phải tập trung vào sản xuất và sử dụng nhân công nhằm điều hướng đúng thời điểm", CEO Jim Hackett của Ford chia sẻ.

Vấn đề của Trung Quốc

Hãng xe Trung Quốc Geely mới đây công bố lợi nhuận ròng của họ đã giảm tới 40% trong nửa đầu năm 2019, chỉ trong tháng 6/2019, doanh số bán ra đã tụt 29%. 

Một số nhà sản xuất lớn khác còn phải chịu mức suy giảm lớn hơn. Thị trường toàn cầu cũng bị ảnh hưởng theo do Trung Quốc là nguồn tăng trưởng lớn cho ngành công nghiệp ô tô trong thời gian dài. 

Doanh số của Ford tại quốc gia này đã giảm 22% trong quý II/2019 so với cùng kỳ năm trước, còn General Motors công bố doanh số giảm 12% cùng thời điểm.

Những vấn đề đau đầu của ngành sản xuất ô tô thế giới - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Thị trường ô tô của Trung Quốc đã thu hẹp trong năm 2018, lần đầu tiên sau hai thập niên và tình trạng càng đáng báo động hơn trong năm nay do ảnh hưởng của tăng tưởng kinh tế yếu, cuộc chiến thương mại với Mỹ và các tiêu chuẩn khí thải mới. 

Tại thời điểm tháng 6 khi các nhà bán lẻ giảm giá nhiều mẫu xe trước thời điểm tiêu chuẩn khí thải chính thức có hiệu lực, doanh số xe bán ra đã có dấu hiệu tăng. 

Nhưng điều đó cũng không thấm tháp vào đâu với sự bất ổn và dự báo cả năm giảm 5% doanh số toàn thị trường Trung Quốc, theo LMC Automotive, so với 3% của năm 2018. 

Đặc biệt, căng thẳng Mỹ - Trung vẫn có nguy cơ ảnh hưởng nặng nề dù hai bên đã đồng thuận thương thảo trở lại, vì các mức thuế quan đã tồn tại và có thể xuất hiện trong tương lai có thể gây trở ngại cho ngành sản xuất ô tô trong nhiều năm.

Đức cũng gặp khó

BMW, Volkswagen và Daimler đang sở hữu đế chế kinh doanh ở Trung Quốc. Ngay tại thị trường nhà, nền kinh tế cũng phát triển chậm, cộng thêm bê bối diesel và định hướng khí thải mới. 

Daimler đã tuyên bố chắc chắn lợi nhuận của họ trong năm nay sẽ thấp hơn bởi những lần thu hồi xe, vấn đề pháp lý hay doanh số bán ra yếu kém. Mức lỗ của quý II/2019 dự kiến ở mức 1,8 tỷ USD, với mảng xe van thiệt hại nặng nề nhất.

Đối thủ BMW cũng gặp khó khăn của mình khi CEO Harald Krueger từ chức, lợi nhuận quý I giảm sút và mảng ô tô bị lỗ. Trong khi Volkswagen, nhà sản xuất lớn nhất thế giới, số lượng xe giao trên toàn cầu đã giảm 2,8% trong 6 tháng đầu năm 2019.

Cả ba ông lớn đều phải đương đầu với ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, trong khi đó chưa thoát khỏi nguy cơ bị đánh bại nếu Tổng thống Donald Trump thực hiện những tuyên bố về việc áp thuế xe sản xuất ở châu Âu. 

Ngoài ra, sự kiện Brexit diễn ra vào tháng 10 tới khó mà không lay động chuỗi cung ứng và thuế quan áp lên xe ô tô chuyển giữa EU và Anh.

181128101403-bmw-factory-exlarge-169

Ảnh minh họa: Internet

Cuộc đua xe điện

Trong khi lợi nhuận chả thấy đâu thì nguồn đầu tư đã phải sẵn sàng cho công nghệ xe điện. Ford đã cắt giảm 12.000 việc làm và đóng của 6 nhà máy ở châu Âu, còn Jaguar Land Rover sa thải 4.500 nhân công và Honda đóng cửa một nhà máy ở Anh.

Một cuộc đại tái thiết đang diễn ra trong ngành công nghiệp này. Daimler và BMW bắt tay nghiên cứu công nghệ không người lái và đi chung xe, trong khi Honda đầu tư vào mảng xe tự hành của General Motors. 

Nissan và Renault đang nỗ lực gìn giữ liên minh này sau khi CEO Carlos Ghosn bị bắt giữ, còn Fiat Chrysler đang xem xét bước đi tiếp theo sau khi đề xuất sáp nhập bị Renault mới đây từ chối.

Gần nhất, Volkswagen và Ford tuyên bố sẽ mở rộng hợp tác ra ngoài lĩnh vực phương tiện thương mại, như phát triển xe điện hoàn toàn trên nền tảng của hãng xe Đức, Argo AI, được định giá 7 tỷ USD.

A.M

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.