|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Những ứng cử viên nặng ký cho 'ngôi' hậu trong cuộc đua CASA các ngân hàng

13:08 | 10/03/2022
Chia sẻ
Cuộc đua ngôi "hoa hậu" về CASA giữa các ngân hàng ngày càng nóng hơn với sự góp mặt của các "ông lớn" và sự vươn lên của nhiều ngân hàng cổ phần với thế mạnh bán lẻ.

Tập trung huy động tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đang là xu hướng chung của ngành ngân hàng trong những năm gần đây. Đây là nguồn tiền có chi phí vốn gần như bằng 0, giúp các nhà băng gia tăng hiệu quả cho vay, tối ưu lợi nhuận.

Tại Talkshow "Bí mật đồng tiền" số 11 với chủ đề "Hoa hậu làng bank",  nhóm chuyên gia đã đưa ra Top 7 gương mặt tiềm năng trong cuộc đua CASA bao gồm Vietcombank (VCB), Techcombank (TCB), MB (MBB), VPBank (VPB), TPBank (TPB), Sacombank (STB) và LienVietPostBank (LPB).

Theo số liệu thống kê CASA năm 2021 do Phó giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán SSI, ông Phạm Lưu Hưng cung cấp, Techcombank là đơn vị có CASA lớn nhất với tỷ lệ đạt 50,5% vào năm 2021. 

Đây được xem là thành quả của Techcombank khi là một trong những ngân hàng đi đầu trong chiến lược "zero fee", nhằm thu hút lượng khách hàng mới, thúc đẩy giao dịch điện tử.

Theo Phó Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Vietcombank, bà Nguyễn Hằng Nga cho biết Techcombank là ngân hàng đầu tiên bỏ toàn bộ phí giao dịch khiến tỷ lệ CASA của ngân hàng tăng lên rất mạnh. Kéo theo nhiều ngân hàng sau đó phải nhập cuộc.

Lý giải về vấn đề này, bà Nga đưa ra 2 lý do. Thứ nhất, CASA làm giảm chi phí vốn của ngân hàng. Chẳng hạn, biên lãi gộp (NIM) của Techcombank đã tăng lên mức rất cao khoảng 5,6-5,8%, cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 

Đến cuối năm 2021, các "ông lớn" như VietinBank, BIDV hay Agribank đã bắt đầu tham gia vào cuộc đua này.

Hơn nữa, CASA cũng được sử dụng khi đánh giá về mức độ số hoá của ngân hàng. Theo đó, khi ngân hàng số hoá thành công, lượng khách hàng tăng, số tiền sử dụng để thanh toán tại ngân hàng sẽ cao hơn.

Ai là ứng cử viên cho "ngôi" hậu trong cuộc chiến CASA các ngân hàng? - Ảnh 1.

Số liệu CASA một số ngân hàng. (Nguồn: VTV).

Hai "ứng viên" tiềm năng đứng ngay sau Techcombank là MB và Vietcombank cũng không hề kém cạnh với tỷ lệ CASA lần lượt là 48,7% và 35,7%.

Đáng chú ý, trong năm 2021, sự góp mặt của TPBank và VPBank khiến "miếng bánh" thị phần CASA ngày càng cạnh tranh hơn bao giờ hết.

Song, Phó Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Vietcombank cho rằng bên cạnh so sánh con số CASA cuối năm giữa các ngân hàng, việc đánh giá còn phải dựa trên mức độ cải thiện tỷ lệ này tại từng ngân hàng qua các năm. 

Nếu nhìn vào mức độ cải thiện so với năm 2020, VPBank sẽ vượt mặt TPBank với tốc độ tăng trưởng CASA năm qua là 47%, trong khi TPBank chỉ đạt 27%.

Ngoài ra, việc đánh giá các ngân hàng còn phụ thuộc vào nhiều chỉ số khác như ROA, ROE, tỷ lệ nợ xấu,...

Phương Nga

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.