|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Những sự kiện nhà đầu tư cần lưu ý khi mua cổ phiếu trong tháng 4

17:06 | 03/04/2020
Chia sẻ
Theo nhận định của Chứng khoán BSC, cùng với các chính sách hỗ trợ kinh tế, kiểm soát dịch bệnh sớm là vấn đề trọng yếu để có thể vực dậy các nền kinh tế trước ngưỡng cửa khủng hoảng. Thông tin này vẫn là yếu tố tác động lớn đến triển vọng kinh tế, tâm lí thị trường và qua đó tác động lên các TTCK trong thời gian tới.
Những sự kiện nhà đầu tư cần lưu ý khi mua cổ phiếu trong tháng 4 - Ảnh 1.

Những lưu ý khi nhà đầu tư mua cổ phiếu trong tháng 4. Ảnh: Lợi Hoàng

Mới đây, Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC, Mã: BSI) công bố báo cáo đánh giá thị trường quí I và triển vọng trong tháng 4. Theo đó, một số sự kiện được giới đầu tư chứng khoán lưu ý khi giao dịch trong tháng này.

Những sự kiện nhà đầu tư cần lưu ý khi mua cổ phiếu trong tháng 4 - Ảnh 2.

Nguồn: Chứng khoán BSC

Dịch Virus Covid-19 ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, nhiều chính sách hỗ trợ đã được đưa ra nhưng Chính phủ coi kiểm soát dịch bệnh là công tác trọng tâm hiện tại.

Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô – xã hội quý I đều sụt giảm: (1) GDP quý I tăng 3.82%, mức thấp nhất kể từ 2009. Các động lực tăng trưởng như khu vực dịch vụ, công nghiệp – xây dựng và nông – lâm – thủy sản đều sụt giảm; (2) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ tăng 2.2%, trong đó FDI giảm 20.9% so cùng kì; (3) Kim ngạch XNK quý I tăng 0,5% cùng kì; (4) CPI cơ bản bình quân quý I/2020 tăng 3,05% so với bình quân cùng kì; (5) Khách quốc tế quý I giảm 18% so cùng kì trong đó số lượng khách tháng 3 giảm 63,8% so tháng 2.

Chỉ số PMI giảm mạnh từ 49 điểm tháng 2 về 41.9 điểm tháng 3. Các điều kiện kinh doanh đã suy giảm với mức độ mạnh nhất kể từ khi khảo sát bắt đầu vào tháng 3/2011 khi sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm giảm ở mức kỷ lục. Triển vọng kinh doanh đang xấu đi nhanh chóng và còn ảnh hưởng tiêu cực tăng trưởng quý II nếu dịch bệnh không sớm kiểm soát.

Nhằm đối phó dịch bệnh NHNN đã điều chỉnh lãi suất điều hành từ 0,5 - 1%. Cùng với chính sách giảm, hoãn, giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ với các doanh nghiệp, các NHTM cũng đăng ký tổng số vốn 285 nghìn tỷ với lãi suất thấp hơn 0,5% - 1% so với mặt bằng cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch bệnh. Bộ tài chính cũng đề xuất gia hạn tiền nộp thuế GTGT, tiền thuê và thuế đất.

Mặt bằng cổ phiếu giảm về mức thấp, chỉ số P/E và P/B của VN-Index về mức thấp trong vòng 10 năm

Tính đến 31/3, P/E và P/B của VN-Index đã giảm 25% so cuối tháng 2 về 10,3 và 1,5 lần. Bên cạnh đó, khối ngoại bán ròng 331 triệu USD trong tháng 3, nâng tổng giá trị bán ròng quý I lên 376 triệu USD. NĐT nước ngoài có chuỗi bán ròng 33 phiên liên tiếp, ảnh hưởng đáng kể lên diễn biến thị trường.

Giá trị bán ròng của khối ngoại có dấu hiệu giảm vào cuối tháng 3 và dự kiến sẽ giảm dần vào tháng 4 do áp lực cơ cấu không còn nhiều sẽ mở ra cơ hội hồi phục cho chỉsố.

Cùng với đó, làn sóng đăng ký mua cổ phiếu quĩ của các công ty niêm yết đẩy mạnh trong tháng 3. 22 công ty niêm yết với giá trị đăng ký hơn 154 triệu USD tính theo thị giá cuối tháng 3. Giá cổ phiếu giảm xu hướng này sẽ còn tiếp tục mở rộng trong tháng 4 và là dòng tiền giúp ổn định thị trường.

Kinh tế thế giới có thể tránh được khủng hoảng do dịch COVID-19

Dịch COVID-19 đang tàn phá nền kinh tế các nước trên thế giới. Sau 12 năm sau tương đương với một chu kỳ kinh tế từ cuộc khủng hoảng do nợ dưới chuẩn từ Mỹ, nền kinh tế thế giới đang tiến gần khả năng khủng hoảng nếu dịch bệnh không sớm được kiểm soát. Các tổ chức tài chính quốc tế hạ dự báo tăng trưởng gần một nửa so dự báo trước dịch và kịch bản tiêu cực gần như không tăng trưởng.

Những sự kiện nhà đầu tư cần lưu ý khi mua cổ phiếu trong tháng 4 - Ảnh 3.

Nguồn: Chứng khoán BSC

Theo dự báo của các tổ chức tài chính trên thế giới, nhóm các quốc gia có nền tảng yếu và chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh như Trung Quốc, Nhật Bản, EU sẽ khó tránh khỏi nguy cơ suy thoái ngay cả khi khống chế được dịch bệnh trong Quý II. kinh tế Trung Quốc sẽ sụt giảm mạnh 9 - 10% trong quý I và cả năm tăng trưởng khoảng 3- 4%.

Các nước thuộc khu vực EU vốn đã tiềm ẩn nhiều rủi ro suy thoái do dân số già, nợ công ở mức cao lại phải đối mặt với cú sốc dịch bệnh và áp lực từ các biện pháp phong tỏa mạnh mẽ nên tăng trưởng dự kiến sẽ thu hẹp từ 0,5 – 1 % trong năm 2020.

Hiện tại các quốc gia chủ chốt đưa ra nhiều qui định chống dịch và triển khai các gói hỗ trợ về chính sách tiền tệ và tài khóa chưa có tiền lệ đã ngăn chặn suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Các chính sách triển khai có phần quyết liệt và khẩn cấp hơn so với các giải pháp đã được sử dụng cuộc khủng hoảng 2008.

Dư địa nới lỏng tiền tệ và kích thích tài khóa không còn nhiều khi mặt bằng lãi suất của các trung tâm kinh tế lớn Mỹ, Châu, Âu và Nhật đã về mức 0 và âm cũng như tỉ lệ nợ công tăng cao. Nền kinh tế do vậy đang ở trạng thái chông chênh trước một cuộc khủng hoảng và yếu tố quyết định nằm ở thời gian nhanh hay chậm kiểm soát dịch bệnh.

Lợi Hoàng