|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Những sai lầm tiết kiệm mà ai cũng mắc phải

09:12 | 02/08/2020
Chia sẻ
Thực hiện cam kết cho kế hoạch tiết kiệm nhất quán là một phần không thể thiếu trong việc tích lũy của cải nhưng các sai lầm cơ bản có thể ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ kế hoạch.

Hiệu quả của việc để tiết kiệm tùy thuộc vào từng cá nhân với những thái độ khác nhau khi tiến hành kế hoạch tiết kiệm tiền. Ngoài ra, có một số sai lầm phổ biến mà hầu như ai cũng mắc phải khi để tiết kiệm. 

Việc nhận ra lỗi và khắc phục kịp thời sẽ thúc đẩy bạn để dành được nhiều hơn, có thể đảm bảo cho các mục tiêu tài chính cả trong ngắn hạn và lâu dài. Dưới đây là 3 sai lầm phổ biến nhất mà tất cả chúng ta đều nên tránh, theo Business Insider.

Không coi tiết kiệm là ưu tiên hàng đầu

Trong nhiều trường hợp, mọi người tự biện minh về việc không thể tiết kiệm tiền do các lí do khách quan như mức thu nhập thấp, chi phí cao, v.v. Những lý do này là hợp lệ nhưng thực tế thì bạn vẫn có thể khắc phục bằng một vài suy nghĩ đơn giản.

Thông thường, các cá nhân sẽ nhầm lẫn, chỉ tiết kiệm khoản còn lại sau khi đã chi tiêu. Để thay đổi hành vi này, chúng ta nên học cách tiết kiệm trước và sau đó mới phân bổ chi tiêu. Chẳng hạn như bạn kiếm được 10 triệu mỗi tháng, hãy đặt mục tiêu tiết kiệm 5 triệu và chỉ chi tiêu trong khoảng 5 triệu còn lại.

Không chia tiết kiệm thành nhiều khoản cụ thể

Những sai lầm khi để tiết kiệm mà ai cũng mắc phải - Ảnh 1.

Không chia tiền tiết kiệm thành các khoản nhỏ sẽ khiến bạn khó kiểm soát.

Khoản tiền tiết kiệm của bạn thường được chia làm 3 loại nhỏ bao gồm quĩ tiết kiệm khẩn cấp, tiết kiệm theo mục tiêu cụ thể và tiết kiệm hưu trí. Cách quản lí tiền tiết kiệm tốt nhất là duy trì mức cân bằng giữa 3 khoản này. Vì tình hình tài chính và các mục tiêu của mỗi người đều khác nhau nên bạn cũng có thể đặt mức độ ưu tiên tương xứng.

1. Quĩ tiết kiệm khẩn cấp

Quĩ tiết kiệm khẩn cấp nên bao gồm ít nhất từ 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt, hoặc thậm chí là 1 năm nếu bạn có thể cân đối. Khoản tiết kiệm này mang lại lợi tức đầu tư rất thấp nhưng chúng lại rất cần thiết trong việc xây dựng kế hoạch tài chính vững chắc, cho phép bạn có sẵn tiền trang trải chi phí liên quan đến các sự kiện bất ngờ: Sữa nhà, sửa xe hơi hoặc bất ngờ bị sa thải, ốm đau.

2. Tiền tiết kiệm cho các mục tiêu cụ thể

Tiền tiết kiệm được phân bổ cho các mục tiêu cụ thể giúp kế hoạch tài chính cá nhân của bạn rõ ràng hơn. Tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro và các sự kiện cụ thể mà bạn đặt mục tiêu để dành bao nhiêu tiền. 

Một số ví dụ bao gồm học phí đại học, chi phí mừng đám cưới, đầu tư kinh doanh, sinh nhật bạn bè và người thân, thay đổi nghề nghiệp và bất động sản, v.v. Có tiền tiết kiệm dành cho các mục tiêu này sẽ giúp bạn luôn sẵn sàng và không bị chi tiêu quá tay.

3. Tiết kiệm hưu trí

Tài khoản tiết kiệm hưu trí được thiết kế cho phép bạn để dành số tiền cần thiết khi về hưu, khi mà bạn không còn kiếm được thu nhập đầy đủ và thường xuyên như trong độ tuổi lao động. Khoản tiết kiệm này cũng cần được tiến hành liên tục, thường xuyên và có thể gia tăng số tiền tiết kiệm nếu thu nhập của bạn tăng lên.

Không tiết kiệm đủ số tiền cần thiết

Có nhiều người muốn tiết kiệm nhưng không hiểu rõ đâu là số tiền tiết kiệm cần thiết đủ để thực hiện các mục tiêu tài chính cụ thể của họ. Rõ ràng, những người chỉ tiết kiệm hưu trí sẽ để dành theo kiểu khác với người tiết kiệm để mua nhà. 

Thói quen chi tiêu và mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn hay dài hạn đều ảnh hưởng tới toàn bộ kế hoạch. Bạn nên tiết kiệm dựa trên các giả định hợp lí về mục tiêu, tình hình thị trường tài chính, cân nhắc đến tình trạng lạm phát hay khủng hoảng.

Nhìn chung, không có mô hình tài chính hoặc phần mềm lập kế hoạch hoàn hảo với tất cả mọi người vì rất khó dự đoán tương lai và các yếu tố kinh tế thay đổi nhanh chóng nhưng điều quan trọng là phải kiên trì thực hiện tiết kiệm. Tốt nhất là để dành từ 20% thu nhập trở lên cho khoản tiết kiệm.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Phương

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.