|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Những mầm mống của cuộc khủng hoảng nợ tiếp theo (Phần 1)

07:38 | 18/03/2020
Chia sẻ
Theo tờ Financial Times của Anh, với việc nợ đã ở mức cao kỉ lục, dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 càng làm tăng nguy cơ khủng hoảng tín dụng trong bối cảnh lãi suất ở mức thấp.
Những mầm mống của cuộc khủng hoảng nợ tiếp theo (Phần 1) - Ảnh 1.

Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN

Cú sốc mà dịch COVID-19 gây ra đối với các thị trường trên toàn thế giới diễn ra đúng lúc tình hình tài chính nguy hiểm do vòng xoáy nợ toàn cầu. Theo Viện Tài chính Quốc tế, tỷ lệ nợ toàn cầu trên GDP trong quý III/2019 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, trên 322%, tương đương gần 253.000 tỷ USD.

Nếu dịch bệnh tiếp tục lây lan, bất kỳ nguy cơ đổ vỡ nào trong hệ thống tài chính đều có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng nợ mới.

Trong ngắn hạn, diễn biến trên thị trường tín dụng sẽ rất quan trọng. Mặc dù lãi suất trái phiếu và chi phí đi vay giảm, nhưng các điều kiện tài chính đã thắt chặt đối với những người vay là doanh nghiệp yếu. Khả năng tiếp cận thị trường trái phiếu của các doanh nghiệp này trở nên khó khăn hơn.

Sau khi bất ngờ cắt giảm lãi suất vào ngày 6/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tiếp tục hạ 1 điểm phần trăm lãi suất chuẩn xuống mức gần bằng 0 vào đêm 16/3 (theo giờ Việt Nam). Đi kèm với động thái này là cam kết tăng quy mô nắm giữ trái phiếu ít nhất 700 tỷ USD.

Charles Dumas, nhà kinh tế trưởng của TS Lombard, cho rằng sự đảo ngược của đường cong lãi suất có thể gia tăng sức ép, nếu các ngân hàng Mỹ bây giờ thắt chặt tín dụng khi việc cho vay đã trở nên ít có lãi hơn.

Điều này đặc biệt quan trọng bởi phần lớn nợ lũy kế kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008 là ở khu vực doanh nghiệp phi ngân hàng, khu vực mà sự đình trệ chuỗi cung ứng và tốc độ tăng trưởng toàn cầu giảm hiện nay đang làm cho lợi nhuận thấp hơn và khó khăn hơn nhiều trong việc trả nợ.

Trên thực tế, dịch COVID-19 làm tăng khả năng khủng hoảng tín dụng trong một thế giới lãi suất cực thấp và âm.

Các nhà hoạch định chính sách ở các nước phát triển trong tuần qua đã thể hiện sự sẵn sàng có phản ứng tích cực về tài khóa và tiền tệ trước sự rối loạn do dịch COVID-19 gây ra.

Tuy nhiên, sự tích cực về chính sách như vậy mang đến nguy cơ dài hạn hơn của việc thực hiện chính sách tiền tệ không bình thường, điều đã góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính cũng như làm trầm trọng thêm tình trạng nợ nần nguy hiểm mà nền kinh tế toàn cầu hiện đang phải đối mặt.

Những rủi ro đã được "tích tụ" trong hệ thống tài chính trong nhiều thập kỷ. Từ cuối những năm 1980, các ngân hàng trung ương - và đặc biệt là Fed - đã tiến hành cái được gọi là “chính sách tiền tệ bất đối xứng”.

Theo đó, họ hỗ trợ khi thị trường lao dốc, nhưng không kiềm chế khi có nguy cơ hình thành bong bóng. Rủi ro quá mức trong lĩnh vực ngân hàng là hậu quả tất yếu.

Nới lỏng định lượng của các ngân hàng trung ương kể từ cuộc khủng hoảng thực chất là sự tiếp nối của giải pháp bất đối xứng này. Kết quả là lưới bảo vệ hệ thống ngân hàng là chưa từng có về quy mô và thời gian.

Việc tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng dẫn đến việc chi tiêu cá nhân được hỗ trợ bởi vay nợ, do đó kéo dài một chu kỳ vốn đã dài trong đó lãi suất thấp hoặc âm một cách bất thường dường như ngày càng ít hiệu quả trong việc kích thích nhu cầu.

William White, khi đứng đầu bộ phận kinh tế và tiền tệ của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel là một trong số ít các nhà kinh tế dự đoán cuộc khủng hoảng tài chính, cho rằng việc thử nghiệm lớn chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng sau đó là vô cùng nguy hiểm.

Theo ông, điều này là vì các chính sách khác thường của ngân hàng trung ương có thể “chỉ tạo tiền đề cho chu kỳ phát triển và suy thoái tiếp theo, được thúc đẩy bởi việc ngày càng giảm các tiêu chuẩn tín dụng và nợ tích lũy gia tăng”.

So sánh về tình hình hiện nay với thời kỳ trước cuộc khủng hoảng tài chính để thấy bài học. Cùng với sự gia tăng nợ chính phủ mạnh sau khủng hoảng, một sự khác biệt quan trọng hiện nay là trọng tâm nợ tư nhân không phải là vay bất động sản và thế chấp, mà là vay nợ của khu vực doanh nghiệp.

Một báo cáo gần đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, đến cuối tháng 12/2019, lượng trái phiếu trên toàn cầu của các doanh nghiệp phi tài chính đạt mức cao nhất mọi thời đại là 13.500 tỷ USD, gấp đôi so với tháng 12/2008.

Sự gia tăng đáng chú ý nhất là ở Mỹ, nơi Fed ước tính rằng nợ doanh nghiệp đã tăng từ 3.300 tỷ USD trước cuộc khủng hoảng tài chính lên 6.500 tỷ USD vào năm ngoái.

Vì chỉ riêng Alphabet (công ty mẹ của Google), Apple, Facebook và Microsoft đã nắm giữ 328 tỷ USD tiền mặt vào cuối năm, điều này cho thấy phần lớn nợ tập trung ở các khu vực kinh tế cũ, nơi nhiều công ty ít tiền mặt hơn so với các công ty công nghệ lớn. Do đó, việc chi trả nợ khó khăn hơn.

Đình Thư

ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.