|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Những lý do khiến bitcoin trỗi dậy từ bờ vực thẳm

09:32 | 24/08/2021
Chia sẻ
Tâm lý lạc quan của nhà đầu tư và ý định khám phá sân chơi tiền mã hóa của các công ty lớn như Amazon đã tạo ra cú hích lớn cho tiền mã hóa nói chung và bitcoin nói riêng.
Ba lý do bitcoin trỗi dậy từ bờ vực thẳm - Ảnh 1.

Bitcoin. (Hình minh họa: Reuters).

Sau nhiều tháng buồn thảm, tiền mã hóa đang bật tăng mạnh mẽ. Hôm 23/8, lần đầu tiên bitcoin lấy lại mốc 50.000 USD kể từ tháng 5. Các đồng tiền khác, bao gồm ethereum, dogecoin và ADA của Cadano, cũng nhích tăng.

Mới chỉ vài tuần trước, một số chuyên gia còn cảnh báo bitcoin rớt xuống 20.000 USD, không lâu sau khi đồng tiền này lập đỉnh lịch sử gần 65.000 USD hồi tháng 4. Còn hiện tại, tâm lý nhà đầu tư đang vô cùng tích cực. Bước ngoặt mới nhất của tiền mã hóa là dấu hiệu các thợ đào bitcoin đang quay lại làm việc sau đợt trấn áp của Trung Quốc.

Đồng thời, ngày càng có bằng chứng rằng bitcoin đang được chấp nhận rộng rãi hơn. Tất cả những điều này đang xảy ra trong lúc sự lây lan của biến thể Delta làm xáo trộn tiến trình bình thường hóa của chính sách lãi suất.

Dưới đây là những yếu tố thúc đẩy đà tăng của bitcoin và triển vọng tương lai của đồng tiền này:

Biến chuyển tâm lý

Theo Bloomberg, thế giới tiền mã hóa là nơi mà một vài tiếng nói lớn thực sự có thể tác động đến giá cả. Ví dụ như Elon Musk, người khiến nhà đầu tư tiền mã hóa điên đầu vì những pha lật kèo bất ngờ. Hồi tháng 3, Elon Musk thông báo Tesla sẽ cho phép khách hàng mua xe bằng bitcoin nhưng chỉ hai tháng sau thì lại rút lại quyết định này.

Lý do Elon Musk đưa ra là quan ngại về môi trường. Sau những bình luận này, giá bitcoin lao dốc 1/4 chỉ trong một tuần.

Nhưng đây mới là cú ngoặt mới nhất: Trong vài tuần qua, Elon Musk đã đưa ra giọng điệu ủng hộ hơn. Cuối tháng 7, Elon Musk cho biết bản thân ông dang nắm giữ bitcoin, ethereum, dogecoin và muốn thấy tiền mã hóa thành công.

Nhà quản lý quỹ siêu sao Cathie Wood cũng là một nhân vật quyền lực khác trong vũ trụ tiền mã hóa. Hồi tháng 5, bà nói trên Bloomberg TV rằng bitcoin có thể tiến tới mốc 500.000 USD. Gần đây, Cathie Wood khuyên doanh nghiệp nên bổ sung bitcoin vào bảng cân đối kế toán.

Tín hiệu từ tỷ lệ băm

Khoảng một tháng trước, mọi cuộc bàn tán của nhà đầu tư bitcoin đều xoay quanh cuộc đàn áp tiền mã hóa của Trung Quốc. Trước khi có lệnh cấm, 65% hoạt động khai thác bitcoin diễn ra ở Trung Quốc.

Khi thợ đào Trung Quốc tắt máy, tỷ lệ băm (hash rate), thước đo sức mạnh tính toán được sử dụng trong khai thác và xử lý giao dịch bitcoin, giảm một nửa chỉ trong 2,5 tuần.

Động thái quyết liệt từ Trung Quốc phơi bày sự thật rằng chính phủ vẫn nắm trong tay quyền sinh sát tiền tệ phi tập trung, điều khiến nhà đầu tư thoái chí.

Tuy nhiên, tỷ lệ băm đã đi lên từ đáy thấp nhất trong tháng 7, theo dữ liệu từ Blockchain.com. Sự phục hồi này đã giúp khôi phục niềm tin trên thị trường rằng tiền mã hóa vẫn có thể sống tốt bất chấp sự phản đối của các nhà lập pháp trên toàn thế giới.

Ba lý do bitcoin trỗi dậy từ bờ vực thẳm - Ảnh 2.

Sự chấp nhận của các ông lớn

Trong năm qua, các công ty tài chính và tiêu dùng lớn ngày càng chấp nhận tiền mã hóa, làm tăng tính chính thống và kéo giá đi lên. Ngân hàng, công ty môi giới và sàn giao dịch chứng khoán đã và đang chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu.

Mùa hè năm nay đã có một số đồn đoán về việc Amazon có thể đang tiến vào sân chơi tiền mã hóa. Tháng 7, bài đăng tuyển dụng của Amazon viết rằng công ty đang tìm kiếm người đứng đầu bộ phận "Sản phẩm tiền mã hóa và blockchain".

Sau khi có thông tin trên, giá bitcoin bật lên đến khoảng 40.000 USD, cổ phiếu Amazon tăng 1%.

Sau đó, Amazon nói rằng "ước đoán" về "kế hoạch cụ thể với tiền mã hóa của chúng tôi là không đúng". Nhưng thực tế rằng nhà bán lẻ lớn nhất thế giới về đang khám phá tiền mã hóa có ý nghĩa lớn đối với thị trường.

Walmart cũng tiết lộ đang tìm kiếm sự giúp đỡ về tiền mã hóa. Bài đăng tuyển dụng ngày 15/8 thông báo công ty đang tìm người đảm đương nhiệm vụ "phát triển chiến lược tiền kỹ thuật số và lộ trình sản phẩm" và xác định "quan hệ đối tác và cơ hội đầu tư liên quan đến tiền mã hóa".

Các quyết định của Fed

Giống như vàng, giá tiền mã hóa thường lao dốc khi có khả năng lãi suất tăng. Sự xuất hiện của biến thể Delta có thể làm xáo trộn các kế hoạch chấm dứt chính sách tiền tệ khẩn cấp từ khi đại dịch bắt đầu đến nay.

Nếu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang (Fed) Jerome Powell phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất thấp tại hội nghị Jackson Hole ngày 27/8, bitcoin có thể nhận được cú hích, nhà phân tích Edward Moya của Oanda cho biết.

Theo trường thống, hội nghị thường niên Jackson Hole là diễn đàn để các nhà lãnh đạo Fed đưa ra dấu hiệu về thay đổi trong lập trường chính sách hoặc giải thích các chương trình mới. Tại hội nghị năm ngoái, ông Powell đã tiết lộ khung chính sách tiền tệ mới.

Đâu sẽ là triển vọng tương lai cho bitcoin?

Giờ đây, những dự đoán về bitcoin tiến lên giá 100.000 USD đang được thảo luận sôi nổi.

Cũng như mọi khoản đầu tư, việc dự đoán tương lai là điều không thể. Nhưng các nhà phân tích thực sự có ước tính về việc quay về ngưỡng 50.000 USD đã tạo ra thay đổi thế nào với triển vọng bitcoin, ít nhất là trong ngắn hạn.

Bà Daniela Hathorn, nhà phân tích tại DailyFx.com, nghĩ rằng thị trường sẽ phải chờ thêm một thời gian để chứng kiến bất kỳ động lực tích cực nào thêm, vì 50.000 USD là mức tâm lý quan trọng đối với đồng tiền này.

Bà Hathorn viết trong lưu ý ngày 23/8: "Việc quay đầu giảm về vùng 48.000 USD sẽ là dấu hiệu đầu tiên của rắc rối. Nhưng xu hướng tích cực sẽ không gặp bất kỳ rắc rối nào miễn là giá bitcoin duy trì trên mức trung bình động 200 ngày là 45.750 USD. Trong tương lai, thách thức quan trọng đối với người mua là hướng tới mốc 55.000 USD mà không đánh mất độn lực trong suốt chặng đường".

Giang