|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Những con số thực về năng suất lao động Việt Nam

20:16 | 15/01/2018
Chia sẻ
Việt Nam có năng suất lao động tăng nhanh hơn và quá trình "đuổi bắt" đang thực sự diễn ra so với hầu hết các nước Đông Nam Á.
nhung con so thuc ve nang suat lao dong viet nam Chuyên gia Nhật hiến kế tăng năng suất lao động và cổ phần hóa DNNN
nhung con so thuc ve nang suat lao dong viet nam 'Tăng trưởng trong quá khứ của Việt Nam là tăng lượng chứ không tăng chất'
nhung con so thuc ve nang suat lao dong viet nam Phải làm gì khi năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Lào?

Trong thời gian qua, báo chí và một số nhà khoa học đều trích dẫn so sánh về năng suất lao động của Việt Nam với một số nước Đông Nam Á như sau: Năng suất lao động của Việt Nam năm 2017 chỉ bằng 7,2% so với Singapore, 18,4% so với Malaysia, 37,4% so với Thái Lan, 43,1% so với Indonesia, 57,2% so với Philippines và thậm chí chỉ bằng 89,1% so với Lào.

Vậy những con số này liệu có chính xác?

nhung con so thuc ve nang suat lao dong viet nam

Tỷ số giữa năng suất lao động Việt Nam với một số nước trong khu vực năm 2017, %

Nguồn: Số liệu của Ngân hàng Thế giới

Trong gần 30 năm qua, khoảng cách trong năng suất lao động của Việt Nam đang cách xa so với các nước. Nếu đưa con số về xa hơn vào năm 1960 khi mà những nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, hay Việt Nam có xuất phát điểm như nhau thì cho đến nay Hàn Quốc và Trung Quốc vượt lên hẳn, trong khi năng suất lao động của Việt Nam là một đường nằm ngang dưới đáy của đồ thị.

Nhận định này cũng hoàn toàn chính xác. Nếu mà so số tuyệt đối thì năng suất lao động của Việt Nam nằm ở mức rất thấp trong đồ thị so sánh.

nhung con so thuc ve nang suat lao dong viet nam

Tỷ số giữa GDP và lao động giai đoạn 1991 - 2016

Nguồn: số liệu của Ngân hàng Thế giới.

Bức tranh về năng suất lao động Việt Nam trung thực hơn và chính xác hơn sẽ như thế nào?

Thứ nhất, Việt Nam có năng suất lao động tăng nhanh hơn và quá trình "đuổi bắt" đang thực sự diễn ra so với hầu hết các nước Đông Nam Á so sánh bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Năng suất lao động của Việt Nam so với các nước tăng theo mẫu hình như đồ thị dưới đây - chỉ vẽ đồ thị so sánh của Việt Nam với Malaysia làm ví dụ. Nhưng nếu so với Singapore và các nước khác nêu trên thì diễn biến đồ thị có xu hướng tương tự.

nhung con so thuc ve nang suat lao dong viet nam

Nguồn: Số liệu của Ngân hàng Thế giới

Thứ hai, nhóm những nước mà năng suất Việt Nam giảm tương đối chỉ có hai nước là Myanmar và Trung Quốc. Myanmar thì sẽ phải tìm hiểu thêm. Nhưng với Trung Quốc, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn (cả hiện tại năm 2017 và xu hướng) là điều dễ hiểu. Trung Quốc không chỉ làm tốt mà còn làm rất tốt. Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc còn phải ngước mắt nhìn vào Trung Quốc. Trung Quốc là trường hợp ngoại lệ. Tăng trưởng trong nhiều năm liền ở 2 con số và tốt hơn so với cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (TQ) trong giai đoạn phát triển thần kỳ của các nước này. Nếu làm tốt như Trung Quốc, Việt Nam cũng sẽ là ngoại lệ của thế giới.

nhung con so thuc ve nang suat lao dong viet nam

Tỷ số giữa năng suất lao động của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 1991 - 2016, %.

Nguồn: Số liệu Ngân hàng Thế giới

Thứ ba, tỷ số giữa năng suất của Việt Nam với hai nước còn lại là Lào và Campuchia thì xu hướng là không rõ ràng, trong khi năng suất lao động của Việt Nam so với Lào thường thấp hơn và biến động mạnh thì năng suất lao động của Việt Nam so với Campuchia cao hơn và ổn định hơn.

nhung con so thuc ve nang suat lao dong viet nam

Tỷ số giữa năng suất lao động của Việt Nam với Lào và Campuchia giai đoạn 1991 - 2016, %.

Nguồn: Số liệu Ngân hàng Thế giới

Như vậy, không đến mức bi quan về tăng năng suất lao động của Việt Nam. Trong khi năng suất lao động của Việt Nam đang tăng nhanh hơn so với năng suất lao động của hầu hết các nước trong nhóm so sánh thì chỉ có 2 nước Việt Nam có năng suất lao động giảm tương đối là Myanmar và Trung Quốc. Còn xu hướng năng suất lao động của Việt Nam với Lào hay Campuchia là rất không rõ ràng.

Hay nói cách khác, Việt Nam đang làm tương đối tốt những gì cần làm. Để có thể thu hẹp khoảng cách “với tốc độ nhanh hơn hay thời gian ngắn hơn”, Việt Nam cần làm tốt hơn những gì đang làm. Và nếu muốn có năng suất lao động tăng nhanh hơn so với Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải trở thành một ngoại lệ một con hổ hay một con rồng của châu Á.

Diễm Quỳnh