|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Những 'bóng hồng' ngành ngân hàng ảnh hưởng nhất Việt Nam

08:00 | 20/10/2019
Chia sẻ
Với quyết tâm dám nghĩ dám làm và tinh thần dấn thân đã giúp các nữ tướng trong ngành ngân hàng gặt hái những thành tựu và là nguồn cảm hứng vô tận đối với các lớp thế hệ nữ doanh nhân ngày nay.

Trong danh sách 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2019 được Forbes Việt Nam vinh danh có sự hiện diện của 4 'bóng hồng" quyền lực đang công tác trong ngành ngân hàng.

Theo Forbes, đây là những người phụ nữ có tinh thần dấn thân, dám nghĩ dám làm, bền bỉ, giúp họ vươn lên thành công, đồng thời xác lập và khẳng định những giá trị mới với người phụ nữ thời hiện đại.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Nữ tỉ phú USD đầu tiên của Việt Nam

viber_image_2019-10-20_00-13-17

Không những được Forbes Việt Nam vinh danh một trong 50 Phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019, bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn là nữ tỉ phú USD đầu tiên của Việt Nam và một trong 25 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á với khối tài sản ròng khổng lồ lên đến 2,5 tỉ USD, tương đương khoảng 58.000 tỉ đồng. 

Hiện bà Thảo đang nắm giữ chức vụ Phó chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank) và Tổng giám đốc Vietjet.

Khi chỉ mới 21 tuổi, bằng sự thông minh, nỗ lực và tài kinh doanh thiên bẩm, bà Thảo đã kiếm được 1 triệu USD nhờ bán máy fax và nhựa cao su.

Sau đó đến 26 tuổi, bà Thảo đã được xem là một "bóng hồng" quyền lực trong giới tài chính ngân hàng khi tham gia sáng lập và quản trị tại hai ngân hàng Techcombank và VIB.

Tại HDBank, bà Thảo đã góp phần chèo lái đưa HDBank từ mức xếp hạng số 40 (năm 2008) lên nằm trong trong top 11 ngân hàng dẫn đầu về tài sản. Trong 6 tháng đầu năm 2019, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 2.211 tỉ đồng.

Hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản tiếp tục ở mức cao so với toàn ngành. Các hệ số sinh lời trên tài sản (ROA) và sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt lần lượt 1,7% và 20%. Biên lãi thuần (NIM) hợp nhất tăng lên 4,4%, thuộc top dẫn đầu toàn ngành.

Bên cạnh những dấu ấn trong lĩnh vực ngân hàng, bà Thảo còn được biết đến là CEO nữ 'hiếm hoi' của ngành hàng không. Nữ CEO này đã và đang chứng minh rằng bà có thể vượt qua những rào cản. 

Vietjet Air, hãng hàng không thành lập năm 2007 hiện đã chuyên chở lượng khách nội địa nhiều hơn các hãng hàng không khác tại Việt Nam. Bà Thảo đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới tới hãng hàng không của mình và tới đất nước Việt Nam quê hương với những bước đi táo bạo. 

"Chiến lược của chúng tôi là mở rộng mạng bay tới các thị trường trong bán kinh 2.500 dặm. Như thế chúng tôi có thể phát triển các căn cứ, từ đó phục vụ một nửa dân số thế giới", bà Thảo từng chia sẻ với Forbes vào năm 2018.

Hiện bà đang lên kế hoạch mua thêm máy bay để tận dụng lợi thế từ sự bùng nổ thị trường du lịch hàng không trong khu vực và đưa Vietjet ra toàn cầu.

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Chủ tịch thường trực SeaBank: "Luôn làm việc cật lực"

viber_image_2019-10-20_00-23-43

Xuất thân ở Hà nội và từng theo học đại học danh tiếng Georgetown - dành riêng cho các nhà lãnh đạo tập đoàn kinh tế, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG được xem là "bóng hồng" quyền lực trong nhiều năm qua.

Năm 1993, khi Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng tư nhân, bà Nga đã là một trong những người đầu tiên tham gia góp vốn vào Ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương.

Sau khi ngân hàng này giải thể, bà gia nhập vào Techcombank và đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng của tại đây. Đến năm 2007, bà Nga quyết định rời Techcombank và trở thành Chủ tịch HĐQT của SeABank.

Trải qua hơn 11 năm điều hành, bà Nga đã đưa SeABank từ một ngân hàng nhỏ với vốn điều lệ chỉ 5 tỉ đồng lên hơn 5.500 tỉ đồng. Khi luật các tổ chức tín dụng 2017 sửa đổi, có hiệu lực từ đầu năm 2018, bà Nga đã rời chức Chủ tịch và lui về đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch thường trực của ngân hàng này.

Với quan điểm "phải làm đã, phải có thành tựu, có cái gì thực sự mang lợi ích cho mọi người, thì mới là thực chất", bà Nga xây dựng thành công hệ sinh thái BRG Group bao gồm nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Tiêu biểu như như Tập đoàn BRG, Công ty Intimex Việt Nam, Công ty TNHH Khách sạn Nhà hát, Khách sạn Thắng Lợi, CTCP Du lịch dịch vụ Hà Nội.

Bà Nga còn nắm giữ nhiều tài sản lớn có giá trị như hai khách sạn do Hilton quản lí tại Hà Nội, ba sân golf cùng với với những khu nghỉ dưỡng. Bà cũng là cổ đông chủ chốt tại Intimex Hà Nội và Hapro.

Bà luôn tâm niệm rằng phải luôn làm việc việc cật lực, chưa kể thời gian tiếp khách quốc tế, thì một ngày có khối lượng công việc của bà nhất định buộc phải hoàn thành. Nếu không xong thì bà mang túi tài liệu về nhà, nửa đêm lại lôi ra nghiên cứu đến 2h sáng.

Bà Thái Hương, Phó chủ tịch Bac A Bank

viber_image_2019-10-20_00-23-05

Là một trong những nữ tướng ngân hàng có sức ảnh hưởng lớn tại Việt Nam, bà Thái Hương - Phó chủ tịch Bac A Bank  đã điều hành, đưa một ngân hàng tỉnh lẻ với vốn điều lệ vỏn vẹn 20 tỉ đồng, đến nay đã phát triển thành một ngân hàng có vốn điều lệ 5.500 tỉ đồng được nhiều người biết đến.

9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt hơn 646 tỉ đồng, tăng gần 11% so với cùng kì năm trước, bằng 70,2% so với kế hoạch cả năm.

Bà Hương cũng từng chia sẻ rằng: "Tôi chọn ngân hàng là điều rất đúng bởi nó cũng giống "vai" một nhà tư vấn, như vai trò của tôi từ ngày xưa. Tư vấn và cấp tín dụng thì tôi cũng rất yêu quý. Hai nghề đó không hề tách rời nhau đâu".

Bên cạnh đó, bà Thái Hương còn ghi dấu ấn đậm nét ở TH và được Forbes Việt Nam nhắc đến trong vai trò là người sáng lập của tập đoàn này. Bà là người tiên phong thay đổi căn bản phương thức sản xuất trong nông nghiệp khi đưa công nghệ cao vào nông nghiệp.

"Chúng tôi đã đặt nền móng cho ngành sữa tươi của Việt Nam. Tôi cũng tự hào vì chúng tôi đã thúc đẩy minh bạch thị trường sữa, mang lại sức khỏe cho người Việt Nam", bà Hương chia sẻ trong một sự kiện doanh nhân vào tháng 3/2019.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN

viber_image_2019-10-20_00-16-54

Được vinh danh là một trong 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2019, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) đã có gần 30 năm hoạt động trong ngành ngân hàng.

Bà Nguyễn Thị Hồng công tác tại NHNN từ tháng 1/1991 tại Vụ Quản li Ngoại hối, sau đó bà chuyển công tác sang Vụ Chính sách tiền tệ. Bà Nguyễn Thị Hồng từng giữ chức Phó Vụ trưởng Phụ trách, sau đó là Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN.

Vào tháng 8/2014, bà Nguyễn Thị Hồng được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Phó Thống đốc NHNN. Sau đó, đến 16/8/2019, bà tiếp tục được bổ nhiệm vào vị trí này.

TH

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.