|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhu cầu đậu nành của Trung Quốc vẫn tăng mạnh bất chấp sự bùng phát của dịch ASF

21:19 | 09/07/2019
Chia sẻ
Nhu cầu đậu nành tại Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh dù lượng lớn heo bị tiêu hủy vì dịch tả heo châu Phi (ASF).

Theo một chuyên gia phân tích, điều này có thể chỉ ra rằng người chăn nuôi đang chuyển đổi từ thức ăn thừa sang thức ăn chăn nuôi được sản xuất tại các nhà máy. Theo đó, nhu cầu đối với đậu nành sẽ tốt hơn dự báo. 

Việc sử dụng đậu nành của Trung Quốc là một thước đo quan trọng trong quan hệ thương mại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, theo CNBC.

Kể từ khi Trung Quốc là nhà nhập khẩu đậu nành hàng đầu thế giới, quốc gia châu Á đã có thể phần nào hỗ trợ xuất khẩu của Mỹ, có thể trong đà vượt dự báo của chính phủ Mỹ, phân tích gần đây của Reuters chỉ ra. 

Nhu cầu bền vững của  Trung Quốc đối với đậu nành không chỉ là vấn đề được quan tâm vì căng thẳng thương mại, mà còn bởi sự bùng phát của dịch ASF. Bệnh dịch đã buộc người chăn nuôi tiêu hủy một lượng đang kể heo. 

100789687-120354313

Ảnh: Getty Image/CNBC.

Tuy nhiên, nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc dường như đang đi ngược với dự báo. 

"Tỉ lệ đậu nành nghiệp và nhu cầu đầu nành giảm so với cùng kì năm ngoái, nhưng vẫn bất ngở ở mức cao so với lượng heo bị thiệt hại của Trung Quốc", ông Darin Friedrichs, một chuyên gia hàng hóa châu Á cấp cao tại INTL FCStone cho biết. 

"Nếu Trung Quốc thiệt hại khoảng 40% hoặc hơn số heo của cả nước, chúng tôi thường dự báo nhu cầu đậu nành cũng sẽ giảm một lượng lớn. Ở thời điểm này, nhu cầu có lẽ chỉ giảm 5 - 10%, một điều rất bất ngờ", ông Friedrichs nói.

Mặc dù vậy, những công ty có trụ sở tại Trung Quốc như Cofeed ước tính số liệu chi tiết trong chế biến đậu nành theo năm chỉ giảm 3,6% so với năm ngoái.

Các chuyên gia phân tích đang gặp khó khăn để đánh giá mức độ thiệt hại của virus ASF đối với đàn heo của Trung quốc. 

Trong báo cáo tháng 6, ngân hàng Hà Lan Raboank cho biết thiệt hại về đàn heo là khó khó để ước tính và có thể rơi vào khoảng 20 - 70%.

Cung trong tháng 6, Trung Quốc, sản xuất khoảng một nửa đàn heo của thế giới, cho hay số heo nái trên cả nước giảm kỉ lục 23,9% trong tháng 5 so với một năm trước, giảm sâu hơn tổng đàn heo, theo Reuters.

Theo Rabobank, dữ liệu của chính phủ thể hiện một trong những tính lạc quan nhất mà cơ quan này được thấy. 

Nguồn cung thịt heo giảm tại Trung Quốc đã kéo giá thực phẩm trên cả nước tăng cao và khiến người tiêu dùng tiêu thụ các loại protein khác như thịt gà và hải sản.

Tuy nhiên, nguồn cung thịt thay thế như gia cầm hoặc hải sản không tiêu thụ nhiều thức ăn chăn nuôi như heo, theo ông Friedrichs.

Thay thế thức ăn thừa bằng thức ăn chăn nuôi

Trung Quốc cho rằng việc sủ dụng thức ăn thừa làm thức ăn chăn nuôi đã dẫn tới sự lây lan của dịch ASF và đã cấm hành vi này tại các tỉnh công bố bùng phát bệnh dịch, Reuters cho biết.

"Nếu người chăn nuôi heo đang thay đổi sang thắc ăn chăn nuôi bằng bột ngô và bột đậu nành khi tái đàn, thì điều đó sẽ hỗ trợ cho nhu cầu thức ăn chăn nuôi", ông Friedrichs nói. 

Phân tích của INTL FCStone được dưa ra vào tuần trước, ngay trước khi Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Yu Kangzhen cho biết các đợt bùng phát dịch ASF đã chậm lại đáng kể. 

Ông cung cho hay sản xuất heo tại đây đang dần quay trở lại bình thường. Theo ông Yu, số trường hợp bùng phát bệnh dịch tại Trung Quốc đã ít hơn trong năm nay, với chỉ 44 ổ dịch được báo cáo trong 6 tháng đầu năm 2019.

Trong tháng 5, xuất khẩu đậu nành của Mỹ đạt 2.56 triệu tấn, giảm 18% so với cùng kì năm ngoái, nhưng vẫn là mức cao thứ hai trong tháng 5 kể từ khi dữ liệu được theo dõi.