|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhóm ngân hàng dẫn dắt thị trường, nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn tăng trần

16:00 | 12/10/2022
Chia sẻ
Nhịp hồi phục của thị trường trong phiên giao dịch hôm nay chủ yếu nhờ lực đẩy từ nhóm ngân hàng. Trong đóm nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn tăng hết biên độ như LPB, STB, MBB, SHB, CTG, ACB, MSB và BID.

Sau nhịp giao dịch giằng co đầu phiên, thị trường chứng khoán phiên 12/10 đã hồi phục mạnh và duy trì đà tăng đến cuối phiên. VN-Index dừng tại mốc 1.034,81 điểm, tăng 28,61điểm, tương ứng 2,84% với thanh khoản thấp hơn phiên trước. 

Nhịp hồi phục của thị trường trong phiên giao dịch hôm nay chủ yếu nhờ lực đẩy từ nhóm ngân hàng. Riêng nhóm này đã đóng góp gần 14 điểm, chiếm một nửa đà tăng của VN-Index. Độ rộng toàn ngành nghiêng về bên mua và duy nhất cổ phiếu KLB giảm nhẹ. 

Ngay từ phiên sáng, mã CTG đã chạm giá trần tại 21.150 đồng/cp, hấp thụ hết khối lượng bán và khớp lệnh 4,7 triệu đơn vị. Sau đó, lực cầu bắt đầu nhập cuộc tại nhóm ngân hàng giúp nhiều mã khác cũng tăng hết biên độ như LPB, STB, MBB, SHB, ACB, MSB và BID. 

Nhiều bluechip khác cũng đảo chiều và ghi nhận tăng điểm như TPB (5,9%), VPB (4,2%), HDB (3,7%), TCB (3,3%). Ngoài ra, VCB, cổ phiếu vốn hoá lớn nhất thị trường, cũng tăng 3,2%, có thời điểm tăng hơn 5% và dẫn dắt chỉ số.

Trong khi đó, các cổ phiếu nhà băng trên sàn HNX và thị trường UPCoM có biên độ thấp hơn, ngoại trừ cổ phiếu NVB tăng 8,9% và đứng đầu danh mục tăng giá.

Dù ghi nhận tăng giá, giá trị khớp lệnh của cổ phiếu ngân hàng giảm gần 30% so với phiên trước xuống còn 1.740 tỷ đồng. Cổ phiếu SHB có thanh khoản lớn nhất toàn ngành với 19,5 triệu đơn vị, theo sau còn có STB (15 triệu cp), MBB (12 triệu cp), VPB (10,4 triệu cp)...

Về dòng tiền, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng trên toàn thị trường trong phiên hôm nay, trong đó quy mô tại nhóm ngân hàng là 94 tỷ đồng. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trở lại 32 tỷ đồng cổ phiếu STB sau nhiều phiên bán ra. Kế đến là một số mã khác CTG (27 tỷ đồng), SHB (24 tỷ đồng), BID (15 tỷ đồng)...

 

Bảo Ngọc

Tránh FOMO trong sóng cổ phiếu khoáng sản
Theo nhà phân tích KBSV, sau thời gian tăng nóng và kéo dài xuyên suốt từ 3 - 4 tháng, đến nay nhiều cổ phiếu khoáng sản đã đột ngột quay đầu giảm mạnh. Diễn biến này phản ánh tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và cũng phù hợp với thực tế khi nhiều cổ phiếu khoáng sản có mức tăng bằng lần, trong khi nội tại doanh nghiệp chưa thể có sự cải thiện tương ứng.