|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhiều trái cây vào vụ thu hoạch, xuất khẩu rau quả tháng 5 gấp 2,6 lần cùng kỳ

07:51 | 29/06/2023
Chia sẻ
Trung Quốc tăng mua, trái cây Việt Nam vào vụ, đây là yếu tố đưa kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 5 đạt 656 triệu USD, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 5 đạt 656 triệu USD, tăng 68% so với tháng 4 và tăng 160% so với tháng 5/2022. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam đạt 2 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2022.

 (Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu)

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định trong bối cảnh thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng chậm, thậm chí suy thoái, nhưng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tăng trưởng khả quan trong 5 tháng đầu năm 2023.

Kết quả đạt được chủ yếu nhờ nhu cầu tăng mạnh từ thị trường Trung Quốc, đạt 1,3 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2022, tỷ trọng xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc chiếm 63,5% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả.

Trung Quốc tăng mua, trong khi Việt Nam đang vào thời vụ nhiều loại trái cây là yếu tố chính khiến xuất khẩu hàng hàng rau quả của Việt Nam bứt phá trong 5 tháng đầu năm 2023.

Với nguồn cung dồi dào, nửa cuối năm 2023, xuất khẩu rau quả sẽ rất khả quan nếu đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường Trung Quốc theo hướng thực hành sản xuất tốt (GAP).

Ngoài thị trường Trung Quốc, hàng rau quả xuất khẩu sang các thị trường khác cũng tăng trưởng khả quan trong 5 tháng đầu năm 2023 như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, UAE, Malaysia…

Nhiều mặt hàng trái cây đang vào vụ thu hoạch. Do vậy để nâng cao trị giá hàng hóa, cũng như đóng góp tích cực hơn cho tổng trị giá xuất khẩu, hiện các bộ, ngành, địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để khơi thông thị trường, kết nối đưa vào các hệ thống phân phối cũng như thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Hoàng Anh

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).