|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhiều loại trái cây có giá trị xuất khẩu tăng kỷ lục

19:00 | 11/10/2016
Chia sẻ
Trong số 29 loại trái cây xuất khẩu của Việt Nam, có nhiều loại trái cây có giá trị xuất khẩu tăng kỷ lục như dưa hấu, cam, ổi, mận, chuối. Tuy nhiên, thanh long mới là sản phẩm chiếm giá trị lớn nhất trong số các sản phẩm trái cây tươi xuất khẩu.
nhieu loai trai cay co gia tri xuat khau tang ky luc
Theo giám đốc một doanh nghiệp, năm nay xuất khẩu thanh long qua Trung Quốc thuận lợi hơn do số lần cấm biên ít hơn năm trước. Ảnh: NH

Trong số 29 loại trái cây xuất khẩu của Việt Nam, có nhiều loại trái cây có giá trị xuất khẩu tăng kỷ lục như dưa hấu, cam, ổi, mận, chuối. Tuy nhiên, thanh long mới là sản phẩm chiếm giá trị lớn nhất trong số các sản phẩm trái cây tươi xuất khẩu.

Theo báo cáo của Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), giá trị xuất khẩu các sản phẩm trái cây của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm là gần 1,14 tỉ đô la Mỹ.

Đây là giá trị xuất khẩu của 29 loại trái cây phổ biến tại Việt Nam, trong đó thanh long chiếm vị trí đầu bảng với giá trị xuất khẩu đạt gần 568 triệu đô la Mỹ, tương đương gần 50% tổng giá trị xuất khẩu. Mặt hàngở vị trí thứ hai là nhãn với hơn 103.000 đô la Mỹ, tương đương 9,1%; tiếp theo là dưa hấu, đạt gần 95.000 đô la Mỹ...

Số liệu thống kê cho thấy, 29 mặt hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam đều có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, trong đó có một số loại tăng trưởng mạnh như dưa hấu với giá trị xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm nay ước đạt 95.000 đô la Mỹ, tăng 3.184%.

Những mặt hàng trái cây có giá trị xuất khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước còn có chuối với mức tăng trưởng hơn 311%; mận 63%; ổi 1075%, cam 1.049% so với cùng kỳ 8 tháng đầu năm 2015.

Theo Vinafruit, trong tháng 8-2016, xuất khẩu trái cây của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục mới, trở thành điểm sáng trong xuất khẩu so với các mặt hàng nông sản khác. Hiệp hội dự báo xu hướng tăng trưởng này sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới do nhu cầu tiêu thụ hàng rau quả tăng mạnh vào những tháng cuối năm, đặc biệt các chủng loại hàng khô như các loại nấm, măng khô… phục vụ cho các ngày lễ, tết.

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện diện tích trồng thanh long cả nước dao động ở con số trên dưới 37.0000 héc ta. Thanh long trồng ở 30 tỉnh thành, trong đó hơn 90% diện tích và sản lượng là ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Ở phía Bắc, thanh long mới được đưa vào trồng ở một số nơi như Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Nội.

Theo Ngọc Hùng