Nhiều giải pháp độc, lạ đối phó với dịch tả lợn Châu Phi
Đa dạng, sáng tạo!
Ông Nguyễn Văn Bách, Giám đốc Cty CP Kinh doanh thuốc thú y Amavet chia sẻ, sau khi trại của đơn vị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi, theo quy trình khuyến cáo, doanh nghiệp tiến hành tiêu hủy toàn bộ lượng lợn dương tính và lợn ô chuồng bên cạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra các mô hình sản xuất vacxin và phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: NH.
Ngay sau đó, đơn vị tiến hành rà soát toàn bộ quy trình để xác định nguyên nhân virus xâm nhập vào trại để cắt nguồn lây lan cũng như thay đổi quy trình chăm sóc, cho ăn, dọn dẹp của công nhân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp dùng chế phẩm sinh học cho lợn ăn để tăng sức đề kháng và miễn dịch. Đến nay, đã qua 30 ngày chưa có thêm con lợn nào trong trại bị nhiễm bệnh.
Theo ông Bách, có 3 vấn đề các trang trại chăn nuôi lợn phải làm quyết liệt. Thứ nhất, phải loại thải nhanh, sớm mầm bệnh, lợn bệnh ra khỏi trại đúng cách để không lây lan, phát tán, ví dụ như không được di chuyển ngược quạt gió, giàn mát hay để rơi rớt chất thải ra sàn chuồng. Thứ 2, tiêu diệt nhanh virus đã tồn tại, lưu hành trong trang trại bằng thuốc sát trùng phù hợp. Thứ 3, thay đổi quy trình, cách thức chăn nuôi, kinh nghiệm ông Bách đúc kết cho thấy, những trang trại chuồng có nước dịch lây lan nhanh hơn chuồng khô.
Tuy nhiên, ông Bách thận trọng cho biết đây mới chỉ là kết quả bước đầu nên rất mong các nhà khoa học cùng vào nghiên cứu giúp xem việc sử dụng chế phẩm sinh học có mang lại hiệu quả thực sự không, rồi nó đóng góp được bao nhiêu % và bao nhiêu % là do an toàn sinh học.
Còn ông Phạm Duy Phẩm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) chia sẻ, đến thời điểm này 3 trại của Trung tâm tại 3 tỉnh, thành khác nhau vẫn an toàn. Ngay khi dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại Việt Nam, Trung tâm phối hợp với doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi loại bỏ hoàn toàn thành phần bột thịt, bột xương ra khỏi khẩu phần ăn của lợn.
Bên cạnh đó, Trung tâm nâng cấp các biện pháp an toàn sinh học và khử trùng thức ăn, nguồn nước thành nhiều lớp, thậm chí ngay cả tiền khách hàng trả cũng phải có quy trình để xử lý mầm bệnh triệt để.
Một số doanh nghiệp chăn nuôi hiện nay đang ứng dụng cả phương pháp “vacxin chuồng”.
Ông Phẩm chia sẻ thêm, với phương châm “có bệnh vái tứ phương” Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương tiến hành tiêm vacxin dịch tả lợn cổ điển cho đàn lợn với hy vọng vacxin ít nhiều có thể giúp tạo ra kháng thể để hỗ trợ thêm trong việc phòng chồng dịch tả lợn Châu Phi.
Phó Tổng Giám đốc tập đoàn CP Việt Nam Vũ Anh Tuấn cho rằng, bản thân CP cũng mày mò tất cả các biện pháp có thể để phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi như an toàn sinh học, ức chế virus, dùng thuốc giảm sốt, song hiệu quả nhất đến thời điểm này vẫn là an toàn sinh học.
Ông Vũ Anh Tuấn tâm sự, không chỉ dịch tả lợn Châu Phi mà tương lai có thể còn rất nhiều loại dịch bệnh mới sẽ xuất hiện nên rất mong Bộ NN-PTNT và các địa phương tạo điều kiện và mặt bằng, thủ tục để các doanh nghiệp chăn nuôi xây dựng trang trại chăn nuôi quy mô sạch bệnh tại một số khu vực miền núi bởi các khu vực thuộc đồng bằng hiện không còn phù hợp để chăn nuôi quy mô lớn nữa.
Còn đại diện Công ty CP Green Feed Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đang phối hợp với các địa phương và người chăn nuôi hình thành nên những cụm chăn nuôi an toàn sinh học theo xã, cụm liên xã hoặc huyện để bảo vệ được trang trại của doanh nghiệp nằm trong cụm chăn nuôi đó, bởi bản thân một mình doanh nghiệp làm tốt trong khi xung quanh không làm tốt sẽ rất khó đễ giữ được sự an toàn về lâu dài nên giải pháp hỗ trợ nhau cùng phòng, chống tốt được doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu.
Ông Nguyễn Trọng Long, Chủ nhiệm HTX Hoàng Long (Hà Nội) tâm sự, mặc dù trang trại của doanh nghiệp gần hai khu giết mổ rất lớn của Hà Nội là Thanh Trì và Thanh Oai, nhưng rất mừng là đến nay 6.000 con lợn của HTX Hoàng Long vẫn an toàn.
HTX Hoàng Long hiện là đơn vị đang áp dụng quy trình khép kín lợn từ bố mẹ đến thương phẩm và giết mổ tự động quy mô nhỏ theo công nghệ của châu Âu nên tự túc được 50% lượng lợn nuôi ra theo hình thức chế biến sâu.
Ông Long cho biết, ngoài việc tuân thủ cao nhất an toàn sinh học, HTX cũng đang ứng dụng ion trong diệt khuẩn chuồng trại, dụng cụ, nguồn nước, công nhân trước khi ra vào trại và trong khu giết mổ.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, mặc dù rất khó khăn, nhưng đến thời điểm này có thể khẳng định nếu áp dụng, tuân thủ tuyệt đối an toàn sinh học cơ bản các trang trại lớn vẫn an toàn.
Bên cạnh đó, HTX Hoàng Long đã thử nghiệm tại một số hộ chăn nuôi tái đàn vào chuồng trại đã bị dịch thì ngay lập tức dịch bùng phát trở lại nên đơn vị dùng trấu trộn dầu đốt nền chuồng, dùng bình khò gas xử lý nhiệt bên trên và thành chuồng trước khi thả lợn vào đến nay đã qua 20 ngày chưa thấy lợn bị dịch trở lại nên rất mong các nhà khoa học, đơn vị chuyên môn nghiên cứu phương án này bởi nếu thành công sẽ giúp tiết kiệm cho người chăn nuôi rất nhiều.
Bên cạnh đó, HTX Hoàng Long đã thử nghiệm tại một số hộ chăn nuôi tái đàn vào chuồng trại đã bị dịch thì ngay lập tức dịch bùng phát trở lại nên đơn vị dùng trấu trộn dầu đốt nền chuồng, dùng bình khò gas xử lý nhiệt bên trên và thành chuồng trước khi thả lợn vào đến nay đã qua 20 ngày chưa thấy lợn bị dịch trở lại nên rất mong các nhà khoa học, đơn vị chuyên môn nghiên cứu phương án này bởi nếu thành công sẽ giúp tiết kiệm cho người chăn nuôi rất nhiều.
Không chủ quan cũng không bi quan
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, mặc dù rất khó khăn, nhưng đến thời điểm này có thể khẳng định nếu áp dụng, tuân thủ tuyệt đối an toàn sinh học cơ bản các trang trại lớn vẫn an toàn. Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý và nhắc lại là rất khó bởi virus dịch tả lợn Châu Phi có những con đường lây truyền mà đến nay chúng ta vẫn chưa rõ.
Bộ trưởng đề nghị Cục Thú y, Cục Chăn nuôi biên tập rút gọn lại toàn bộ góp ý, kiến nghị của các đơn vị, doanh nghiệp thành tài liệu để phổ biến rộng rãi cho người chăn nuôi, nhất là nông hộ nuôi nhỏ lẻ.
Đối với các hộ chăn nuôi lớn, Bộ trưởng đề nghị không chủ quan mà phải hết sức nghiêm túc, sáng tạo để tiếp tục kiện toàn, nâng cấp an toàn sinh học cao hơn nữa với tinh thần không được chủ quan, nhưng cũng không bi quan.
“Riêng đàn cụ kỵ, ông bà gần 150.000 con hiện nay phải tăng gấp nhiều lần mức độ, cấp độ an toàn sinh học và bảo vệ bằng được, bởi đây là cần câu cơm, chìa khóa vàng để tái cơ cấu chăn nuôi, tái đàn trong thời gian tới lấy lại những gì đã mất.
Trước kiến nghị của các doanh nghiệp như CP, Dabaco, Japfa, Thái Dương… gặp khó trong việc tiêu thụ, vận chuyển lợn giống do một số tỉnh, thành ra văn bản cấm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị Cục Thú y, Cục Chăn nuôi sớm nghiên cứu để tháo gỡ chính sách vận chuyển, tiêu thụ lợn giống tương tự việc tháo gỡ thụ thịt như vừa qua.
Không tự dưng mà Bộ NN-PTNT phải đề xuất Chính phủ hỗ trợ 500.000 đồng/đầu lợn, mặc dù biết mức hỗ trợ trên là chưa thấm vào đâu, nhưng đó cũng là động thái cho thấy Chính phủ, Bộ NN-PTNT luôn đồng hành với người dân và doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh. |
Bộ trưởng đặc biệt lưu ý Học viện Nông nghiệp Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh nghiên cứu vacxin dịch tả lợn Châu Phi theo nhiều hướng khác nhau, quy mô lớn hơn, kịch bản đa dạng hơn.
Trong đó, cần mời các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thú y, chăn nuôi lớn cùng vào cuộc để sau này khi thành công rồi ngay lập tức có doanh nghiệp tiếp quản khâu phân phối, thương mại.
Bên cạnh đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu một số chế phẩm sinh học trong và ngoài nước đã và đang được các doanh nghiệp triển khai để đưa ra những đánh giá, kết quả chi tiết, cụ thể, rõ ràng hơn.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ NN-PTNT tới đây sẽ mời các doanh nghiệp có buổi làm việc với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tìm cách tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, tín dụng cho khu vực chăn nuôi, bởi đây luôn là nội dung mấu chốt xuyên suốt lâu dài với ngành chăn nuôi.
Kỳ vọng vacxin
Các doanh nghiệp rất kỳ vọng vào việc nghiên cứu vacxin mà Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang triển khai, tuy nhiên Giám đốc Học viện Nguyễn Thị Lan cho biết, hiện tại mới chỉ là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu nên còn quá sớm để nói về kết quả.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu vacxin vô hoạt trên đàn lợn của một số nhà khoa học Khoa Thú y của Học viện đang triển khai mở ra những hướng và hy vọng khi đàn lợn được tiêm vacxin đến nay về cơ bản vẫn đang khỏe mạnh trong khi lô đối chứng không tiêm đã chết toàn bộ nên Học viện đang bắt tay vào để nâng cấp nghiên cứu lên quy mô rộng hơn, phức tạp và đa dạng hơn.