|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nhiệm vụ mới của Hải quan: Theo dõi số liệu xuất khẩu, nhập khẩu

22:16 | 04/01/2020
Chia sẻ
Mục tiêu của sự theo dõi này là để lưu ý hiện tượng kim ngạch xuất nhập khẩu biến động bất thường, giúp các bộ ngành liên quan kịp thời xác minh, kiểm tra xem có vấn đề gian lận xuất xứ hay không.

Lưu ý kim ngạch XNK bất thường

Trước nay, Tổng cục Hải quan vẫn làm nhiệm vụ thống kê số liệu xuất khẩu, nhập khẩu. Mục đích của thống kê là giúp một số bộ, ngành liên quan như Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoạch định kế hoạch, chiến lược trong vấn đề kinh tế đối ngoại.

Nhiệm vụ mới của Hải quan: Theo dõi số liệu xuất khẩu, nhập khẩu - Ảnh 1.

Mục đích theo dõi số liệu là để lưu ý kim ngạch xuất nhập khẩu biến động bất thường

Mới đây, Chính phủ ban hành một Nghị quyết về tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp. Trong đó, giao Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan theo dõi số liệu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Mục tiêu của sự theo dõi này là để lưu ý hiện tượng kim ngạch xuất nhập khẩu biến động bất thường, giúp các bộ ngành liên quan kịp thời xác minh, kiểm tra xem có vấn đề gian lận xuất xứ hay chuyển tải bất hợp pháp hay không.

Vì thế, trong Nghị quyết nhấn mạnh sự theo dõi đặc biệt nhằm vào các mặt hàng thuộc Danh sách và các mặt hàng Việt Nam đang điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để hàng tháng cung cấp thông tin cho Bộ Công Thương, Bộ Công an,.

Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong địa bàn kiểm soát hải quan; tăng cường hợp tác với hải quan các nước để trao đổi thông tin liên quan đến số liệu thống kê các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Nhiệm vụ mới của Hải quan: Theo dõi số liệu xuất khẩu, nhập khẩu - Ảnh 2.

Hải quan cũng được giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Đây là cơ sở để các bộ ngành liên quan dự báo khả năng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và các biện pháp xử lý của cơ quan hải quan nước nhập khẩu liên quan đến gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

Nghị quyết cũng giao nhiệm vụ cho một số bộ, ngành khác:

Bộ Khoa học và Công nghệ

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường trong nước để kịp thời phát hiện các hành vi ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Tăng cường công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu, chuyển tải từ Việt Nam đi các nước để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo đúng quy định; siết chặt công tác quản lý cấp giấy chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.

Nhiệm vụ mới của Hải quan: Theo dõi số liệu xuất khẩu, nhập khẩu - Ảnh 3.

Thép là một trong những mặt hàng bị nhiều nước áp dụng biện pháp tự vệ

 Bộ Công an

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, VCCI  để tăng cường phòng, chống lẩn tránh thuế, kiểm tra, xác minh kịp thời các mặt hàng, vụ việc có dấu hiệu gian lận xuất xứ; chủ động phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về lẩn tránh phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ theo quy định của pháp luật.

Thủy Nguyên

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.