|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm để doanh nghiệp chủ động trước phòng vệ thương mại

07:04 | 23/03/2019
Chia sẻ
Hiện Cục Phòng vệ thương mại Bộ Công Thương đang xây dựng và cập nhật, nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm giúp doanh nghiệp (DN) có thể dự báo trước được các hàng hóa dễ bị kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở nước ngoài cũng như theo dõi hàng hoá nhập khẩu ở nước ngoài vào Việt Nam từ đó chủ động hơn đối với các vụ việc điều tra về PVTM.

Thông tin được đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đưa ra tại hội thảo Xung đột thương mại Mỹ - Trung những điểm DN cần lưu ý về phòng vệ thương mại, diễn ra ngày 22/3 tại TP. Hồ Chí Minh.

Nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm để doanh nghiệp chủ động trước phòng vệ thương mại - Ảnh 1.

Theo ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, trong giai đoạn 2017-2018, PVTM từ Hoa Kỳ đối với hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 35%. Đáng chú ý là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung còn làm gia tăng xu thế bảo hộ trên toàn cầu do Hoa Kỳ và Trung Quốc, xung đột hàng hoá có xu hướng tràn sang nước thứ 3 và các nước thứ 3 cũng có thể áp dụng các biện pháp PVTM.

Sau khi Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt với thép nhập khẩu từ Trung Quốc theo đạo luật 232, hàng loạt các nước khác cũng áp dụng các biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép. Đối với Việt Nam, thời gian qua Việt Nam đã bị Hoa Kỳ điều tra PVTM chống bán phá giá 14 vụ trong đó 13 vụ bị kiện đồng thời với kiện Trung Quốc. Ngoài ra còn có 6/6 vụ việc điều tra chống trợ cấp của Hoa Kỳ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam được áp dụng đồng thời đối với hàng hoá của Trung Quốc.

Không chỉ gia tăng điều tra PVTM, Hoa Kỳ còn áp dụng các cơ chế bất lợi đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình điều tra các vụ kiện. Theo đó cơ quan điều tra không chấp nhận chi phí sản xuất của DN đưa ra mà chỉ chấp nhận báo cáo lượng sử dụng các chi phí đầu vào và các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất… Mức giá của sản phẩm được lấy ở nước thứ 3 mà Hoa Kỳ coi là đã có nền kinh tế thị trường thông thường là Ấn Độ, Banglades. Điều này dẫn đến chi phí sản xuất thực tế của DN không được chấp nhận, do đó bị liệt vào loại hàng hóa sử dụng chi phí khác cao hơn giá bán sau đó bị kết luận là chống bán phá giá.

Bên cạnh đó, đối với các vụ việc điều tra về chống trợ cấp, Hoa Kỳ cũng xác định Việt Nam không có thị trường về đất đai, tài chính do đó các khoản vay của DN tại các ngân hàng Nhà nước hoặc các chi phí thuê đất của các công ty phát triển hạ tầng có vốn nhà nước cũng sẽ bị coi là các chi phí được hưởng ưu đãi và có trợ cấp. Tương tự đối với các vụ kiện chống lẩn tránh thuế không được quy định cụ thể trong. Hiệp định WTO cũng sẽ phải chịu các quy định của nội luật Hoa Kỳ…

Tham dự hội thảo, nhiều ý kiến còn cho hay, cùng với sự leo thang của cuộc chiến thương mại, Hoa Kỳ cũng tăng cường các biện pháp PVTM đối với Việt Nam trong đó có biện pháp chống lẩn tránh thuế. Đối với biện pháp này, nếu DN bị kết luận là có lẩn tránh thuế sẽ phải chịu toàn bộ số thuế đang bị đánh ở quốc gia đang lẩn tránh do vậy thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều. Thời gian qua một số sản phẩm của Việt Nam đã bị áp dụng biện pháp phòng vệ này như ống thép dẫn dầu, ván ép gỗ và các vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế ngày càng gia tăng.

Một số ý kiến khác thì cho rằng, để có thể đối phó với các vụ kiện PVTM từ Hoa Kỳ các DN phải đảm bảo hệ thống số liệu chi tiết về và chính xác về giá bán, chi phí tiêu thụ các yếu tố đầu vào… đối với từng mã sản phẩm. Bên cạnh đó cần có nguồn lực tài chính để đầu tư các vấn đề về pháp lý và kỹ thuật như giá trị thay thế, phương pháp tính toán biên độ phá giá. Đồng thời cần xây dựng chiến lược kháng kiện dài hạn vì các vụ việc điều tra PVTM thường kéo dài nhiều năm…

Theo thống kê, tính đến tháng 3/2019, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với trên 120 vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM), trong đó riêng năm 2018 đã có 10 vụ, các biện pháp tự vệ được áp dụng nhiều là điều tra chống bán phá giá, điều tra và điều tra chống trợ cấp. Các nước áp dụng nhiều nhất là Hoa Kỳ, Eu, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada... 30% các cuộc phòng vệ thương mại liên quan đến sản phẩm thép, ngoài ra còn có hoá chất và các sản phẩm chế biến, chế tạo khác.
Doanh nghiệp Việt trước nguy cơ Mỹ tăng điều tra phòng vệ thương mạiDoanh nghiệp Việt trước nguy cơ Mỹ tăng điều tra phòng vệ thương mại Không để Việt Nam bị Không để Việt Nam bị 'vạ lây' trước phòng vệ thương mại Doanh nghiệp cần làm gì trước sóng gió phòng vệ thương mại?Doanh nghiệp cần làm gì trước sóng gió phòng vệ thương mại?

Mai Ca

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.