|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nhật Bản: Xu hướng chuyển dần các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tới Việt Nam

21:05 | 22/09/2018
Chia sẻ
Bên cạnh việc gia tăng về quy mô đầu tư thì doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng chuyển dần các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tới Việt Nam.

Với việc quay lại vị trí “ngôi vương” về tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản tại Việt Nam trong năm 2017 và 8 tháng đầu năm 2018, Việt Nam là điểm đến ngày càng ưa thích của doanh nghiệp Nhật Bản. Bên cạnh việc gia tăng về quy mô đầu tư thì doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng chuyển dần các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tới Việt Nam.

nhat ban xu huong chuyen dan cac hoat dong nghien cuu va phat trien rd toi viet nam

Doanh nghiệp Nhật Bản đang quan tâm đến việc chuyển một phần hoặc toàn bộ hoạt động R&D tới Việt Nam. Ảnh: FUJIOIL ASIA

Về sự chuyển dịch này, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông UMEDA Kunio nhấn mạnh điểm đáng lưu ý là các doanh nghiệp Nhật Bản đang có kì vọng lớn đối với tiềm năng phát triển của Việt Nam. Nếu nhìn vào khuynh hướng, trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp Nhật Bản không chỉ lựa chọn Việt Nam như một cứ điểm sản xuất để xuất khẩu, mà còn gia tăng đầu tư theo nhu cầu nội tại cũng như phát triển đô thị của Việt Nam. Hoạt động đầu tư vào các dự án nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam cũng đang ngày càng được quan tâm.

Đồng quan điểm, Giáo sư Furuta Motoo, Hiệu trưởng trường Đại học Việt Nhật cho rằng, hiện nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã có sự góp mặt của đội ngũ nhân sự tài năng người Việt tại các vị trí quản lý trung, cao cấp và những doanh nghiệp này cũng đang xem xét việc chuyển một phần bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) ra ngoài nước Nhật, trong đó Việt Nam là một điểm đến tiềm năng.

Tiềm năng sẵn có nhưng trong thực tế hoạt động R&D của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam vẫn chưa có gì nổi bật.

Về việc này, Trưởng Đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO Hà Nội), ông Hironobu KITAGAWA khẳng định: trường hợp các ngành công nghiệp nhắm vào thị trường địa phương (ngành công nghiệp về nhu cầu trong nước) thì sẽ lập cơ sở sản xuất tại địa phương, có nghĩa là sẽ kết hợp với chức năng R&D. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản đang đầu tư ở Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nên các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào cơ sở R&D tại Việt Nam có thể nói vẫn chưa nhiều.

nhat ban xu huong chuyen dan cac hoat dong nghien cuu va phat trien rd toi viet nam

Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ góp phần thu hút hoạt động R&D của doanh nghiệp Nhật Bản. Ảnh:Vietnam Japan University

Ông Hironobu KITAGAWA cũng cho rằng, hiện nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang quan tâm đến sự tăng trưởng thị trường trong nước tại Việt Nam là kết quả của việc tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Nhật Bản có thể bán sản phẩm, dịch vụ vào thị trường Việt Nam trong tương lai và có nhiều khả năng việc đầu tư vào R&D tại Việt Nam cũng sẽ tăng cao. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cho biết với việc có rất nhiều người Việt Nam chăm chỉ và thành thạo tiếng Nhật, có thể dễ dàng giao tiếp được với các chuyên gia kỹ thuật người Nhật sẽ là một lợi thế khi lựa chọn Việt Nam làm cơ sở R&D.

Trưởng đại điện JETRO Hà Nội nhấn mạnh việc các công ty Việt Nam sẽ có thể đạt được sức mạnh tổng hợp về công nghệ và nguồn nhân lực bằng cách hợp tác với các công ty Nhật Bản hoạt động trong R&D. Theo đó, việc đưa vào các mô hình kinh doanh mới và công nghệ mới thông qua R&D sẽ góp phần tăng cường cơ sở công nghiệp thông qua chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực tối ưu. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đạt được sức mạnh tổng hợp cả về mặt công nghệ và nhân lực bằng cách hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực R&D. Đối với việc đào tạo nguồn nhân lực, nên đưa vào cơ chế nâng cao năng lực kỹ thuật ở giai đoạn đào tạo đại học. Tại Nhật Bản có một hệ thống giáo dục là các trường chuyên môn (cao đẳng nghề) khá hiệu quả, do đó sẽ có nhiều cơ hội để Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục hợp tác về hệ thống giáo dục này, ông Hironobu KITAGAWA khẳng định.

Xem thêm

Lê Sáng