|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhật Bản tăng cường nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Indonesia

07:36 | 17/07/2020
Chia sẻ
Trong top 5 nguồn cung lớn nhất, nhập khẩu mực, bạch tuộc của Nhật Bản từ Indonesia tăng mạnh nhất 149% đạt trên 2 triệu USD. Indonesia là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ 5 của Nhật Bản.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) 5 tháng đầu năm nay, Nhật Bản nhập khẩu mực, bạch tuộc từ 11 nguồn cung. 

Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan lần lượt là 3 nguồn cung lớn nhất, chiếm 81%, 9,5% và 4,8% tổng giá trị nhập khẩu mực, bạch tuộc của Nhật Bản.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu mực, bạch tuộc của Nhật Bản đạt 146,9 triệu USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2019. 

Nhật Bản tăng cường nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Indonesia - Ảnh 1.

Nguồn: VASEP

Trong top 5 nguồn cung lớn nhất, nhập khẩu mực, bạch tuộc của Nhật Bản từ Indonesia tăng mạnh nhất 149% đạt trên 2 triệu USD. Indonesia là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ 5 của Nhật Bản.

Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm như mực chế biến (trừ xông CO), bạch tuộc chế biến (trừ xông CO), mực tươi tươi sống, bạch tuộc hun khói/đông lạnh/ sấy khô/ngâm nước muối. 

Mực chế biến (trừ xông CO) là sản phẩm chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng cơ cấu sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu vào Nhật Bản. 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu mực tươi tươi sống của Nhật Bản tăng mạnh nhất 162% đạt 18,5 triệu USD.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 5/2020 vẫn giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này đạt trên 48 triệu USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2019. 

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường.

VASEP cho biết Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản các sản phẩm như mực nang đông lạnh, mực ống cắt khoanh đông lạnh, mực ống nguyên con làm sạch sushi ăn liền đông lạnh, mực ống đông lạnh Geso, mực ống đông lạnh Sugata, mực ống đông lạnh Sushi,…

H.Mĩ

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).