Nhập khẩu tôm của Mỹ tăng nhẹ trong tháng 4 nhờ sản lượng lớn từ Ecuador
Nhập khẩu tôm Mỹ tăng nhẹ trong tháng 4 nhờ khối lượng lớn tôm từ Ecuador
Mỹ đã nhập khẩu 48.613 tấn tôm trong tháng 4/2019, tăng hơn 2% so với 47.589 tấn tôm vào tháng 4/2018, nhưng chỉ phải chi 403,1 triệu USD, ít hơn 12% so với 453 triệu USD trong cùng kì năm 2018, theo dữ liệu thương mại mới nhất từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).
Giá tôm trung bình đạt 8,26 USD/kg vào tháng 4/2019, thấp hơn mức trung bình 9,48 USD/kg so với cùng kì năm ngoái và cũng thấp hơn mức giá trung bình 8,5 USD/kg vào tháng 3/2019.
Sự gia tăng nhập khẩu tôm từ Ecuador đã làm tăng tổng số lượng tôm nhập khẩu của Mỹ. Mỹ đã nhập khẩu 8.606 tấn tôm trị giá 55,7 triệu USD từ quốc gia Nam Mỹ này, tăng 69% về khối lượng và 49% về giá trị nhập khẩu tôm so với tháng 4/2018.
Đây là khối lượng tôm nhập khẩu nhiều nhất tính theo tháng từ Ecuador của Mỹ trong ít nhất bốn năm qua.
Nguồn: Undercurrent News
Nguồn: Undercurrent News
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi xuất khẩu tôm của Ecuador đã đạt kỉ lục trong tháng 4/2019, lên tới 55.720 tấn, theo báo cáo của Undercurent News. Quốc gia này cũng từng lập kỉ lục vào tháng 3/2019, theo Phòng nuôi trồng thủy sản quốc gia Ecuador (NCA).
Trung Quốc cũng nhập khẩu một phần lớn tôm của Ecuador vào tháng 4 với 23.734 tấn, trong khi Việt Nam nhập khẩu 12.091 tấn.
Trong khi đó, Ecuador cũng đang tìm cách tăng xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc và Brazil, ông Jose Antonio Camposano, người đứng đầu NCA, cho biết tại Triển lãm Thủy sản Toàn cầu ở Brussels, Bỉ. Ecuador đang thực hiện một thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc, trong khi Brazil gần đây đã chấm dứt lệnh cấm đối với tôm Ecuador.
Nguồn: Undercurrent News
Thuế quan của Mỹ tác động mạnh tới xuất khẩu tôm Trung Quốc
Khối lượng xuất khẩu tôm của Ấn Độ sang Mỹ cũng tăng nhẹ 5% tháng 4/2019. Mỹ đã nhập khẩu 17.749 tấn tôm từ nguồn cung tôm số một này trong tháng 4, chi 145,6 triệu USD, ít hơn 10% so với tháng 4/2018.
Khối lượng tôm đã tăng cao hơn nhờ mức thuế 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp lên tôm Trung Quốc, theo tờ The Business Business Line. Do đó, Ấn Độ đã thay thế vị trí của Trung Quốc, đặc biệt là nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ tôm mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc.
Hiện tại, các công ty Trung Quốc đang tìm nguồn cung ứng tôm nguyên liệu bỏ đầu từ Ấn Độ, Bangladesh và các nước khác sau đó tái xử lí trong các gói tiêu dùng đặc biệt trước khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên thuế quan mới của Mỹ có thể gây khó khăn cho Trung Quốc và để chớp lấy cơ hội, các nhà chế biến hải sản Ấn Độ nên nâng cấp và mở rộng.
Thuế quan của Mỹ đã tác động lớn tới Trung Quốc vào tháng 4/2019 do đó nước này chỉ xuất khẩu được 1.181 tấn tôm sang Mỹ, giảm 41% so với tháng 4/2018, theo dữ liệu của NOAA.
Trên thực tế, trong 4 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc chỉ xuất khẩu 5.702 tấn tôm sang Mỹ, giảm 57% so với 13.284 tấn trong cùng kì năm ngoái.
Trung Quốc, một trong 13 nước nhập khẩu tôm hàng đầu của Mỹ, xuất khẩu ít tôm hơn vào tháng 4/2019 so với cùng kì năm 2018. Indonesia, nguồn cung tôm lớn thứ hai của Mỹ, đã xuất khẩu 9.544 tấn tôm, giảm 14%, trong khi Thái Lan, nguồn cung tôm lớn thứ 5 của Mỹ, đã xuất khẩu 2.715 tấn tôm, giảm 23%.
Nguồn: Undercurrent News
Ngành tôm Mexico trước thuế quan của Mỹ
Mexico đã xuất khẩu 2.089 tấn tôm trị giá 22,7 triệu USD sang Mỹ vào tháng 4/2019, tăng 110% về số lượng và 68% về giá trị so với năm 2018.
Theo báo cáo của Undercurent News, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp thuế 5% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mexico vào ngày 10/6/2019 trước khi tăng lên 10% vào tháng 7, 15% vào tháng 8, 20% vào tháng 9 và mức cố định 25% vào tháng 10.
Bill Hoenig, phó chủ tịch mua hàng và điều hành tại Delta Blue Aquestation, một nhà nhập khẩu tôm có trụ sở tại Tucson, Arizona, tin rằng ngành tôm Mexico sẽ không thay đổi nhiều trong những ngày đầu của cuộc chiến thương mại, nhưng nếu thuế quan tiếp tục tăng thì Mexico thực sự gặp khó khăn.