|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhập khẩu dây thép, thép hình tăng đột biến trong 5 tháng đầu năm

15:08 | 25/07/2019
Chia sẻ
6 tháng đầu năm 2019, sản xuất thép đạt hơn 12,6 triệu tấn, tăng 7,7% so với cùng kì 2018. Đáng chú ý, trong khi xuất khẩu tăng thì nhập khẩu một số sản phẩm thép cũng tăng cao trong 5 tháng đầu năm.
thép 1

Xuất khẩu thép 6 tháng đầu năm đạt 2,46 triệu tấn, tăng 6% so với 6 tháng đầu năm 2018.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, trong tháng 6/2019, ngành thép sản xuất hơn 2 triệu tấn, giảm hơn 9% so với tháng trước, nhưng nhẹ tăng so với cùng kì 2018 là 1%. 

Về bán hàng đạt hơn 1,8 triệu tấn, giảm 6,35% so với tháng trước, nhưng tăng 4,3% so với cùng năm 2018. Trong đó, xuất khẩu thép đạt gần 385.000 tấn, tăng 6,88% so với tháng 5/2019 nhưng xấp xỉ cùng kì năm 2018. 

Nếu loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng thì tốc độ tăng trưởng sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép đều giảm nhẹ 1% so với cùng năm 2018. 

Như vậy, kết thúc nửa đầu năm 2019, sản xuất thép đạt hơn 12,6 triệu tấn, tăng 7,7% so với cùng 2018. Bán hàng đạt hơn 11,6 triệu tấn, tăng 9,8% so với cùng năm trước. Trong đó, xuất khẩu thép là 2,46 triệu tấn, tăng 6% so với 6 tháng đầu năm 2018.

Nhập khẩu các sản phẩm thép tăng cao

Tính đến hết 31/5, nhập khẩu sắt thép thành phẩm và bán thành phẩm các loại đạt hơn 8 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 4,8 tỉ USD. 

Trong 5 tháng 2019, nhập khẩu thép thành phẩm các loại đạt hơn 6,2 triệu tấn, trong đó nhập khẩu một số sản phẩm thép tăng cao so với cùng như dây thép đạt hơn 121.400 tấn, tăng hơn 16%, thép hình hơn 134.000 tấn, tăng 55,7%

Top 5 các quốc gia cung cấp thép cho Việt Nam lần lượt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ.

25

Sản lượng và giá thép nhập khẩu vào Việt Nam đến tháng 5/2019. Nguồn: VSA/Vinanet.

Ở chiều ngược lại, tính đến cuối tháng 5, Việt Nam xuất khẩu hơn 3,46 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm, tăng 14% về lượng so với cùng năm 2018. 

Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 2,25 tỉ USD. 

Trong đó, xuất khẩu một số sản phẩm thép có ưu thế của Việt Nam lại giảm như tôn mạ kim loại và sơn phủ màu giảm hơn 17%, ống thép giảm hơn 14%, thép cán nguội giảm 2,3%.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của thép Việt Nam là Asean chiếm hơn 60%, Mỹ 8,6% và EU 6,6%...

Như Huỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.