Nhân tài và văn hóa doanh nghiệp
Chủ tịch Thế Giới Di Động 'bật mí' cách quản lý 1.800 cửa hàng bằng văn hoá doanh nghiệp | |
Văn hóa doanh nghiệp từ những 'khủng long' Việt Nam cho đến thế giới |
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
Xuất phát điểm của Thế Giới Di Động (TGDĐ) là một công ty kinh doanh điện thoại với 3 cửa hàng nhỏ xíu. 14 năm sau, năm 2017, TGDĐ là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ 6 Việt Nam theo bình chọn của VNR, là 1 trong 50 công ty đại chúng lớn nhất châu Á do Forbes bình chọn.
Là một “gã khổng lồ” song vấn đề nhân sự vẫn luôn là “nỗi niềm khôn tỏ cùng ai” của TGDĐ. Người đứng đầu TGDĐ từng tâm sự: “Dường TGDĐ rất khó đón nhận những người từ bên ngoài vào. Đó là điểm yếu nhất của TGDĐ”.
Nhìn ngược thời gian, có một thông điệp xuyên suốt của TGDĐ: Khách hàng là số 1, nhân viên là số 2, những người bỏ ra 1 tỷ USD đầu tư cổ phiếu là số 3.
Với tư duy trân trọng nhân viên, TGDĐ đã xây dựng được niềm tin rất lớn của nhân viên rằng công ty đang làm cái gì đó tốt với đội ngũ của mình. Niềm tin đó giúp TGDĐ thích nghi với những thay đổi của thị trường. Và, có tới 99% đội ngũ quản lý của TGDĐ thăng tiến từ nội bộ, tạo nên một nét văn hóa riêng. Thế nhưng, văn hóa “người nhà” có mặt trái của nó.
Còn nhớ, giai đoạn 1998-1999, TGDĐ bắt đầu phát triển nóng, phải săn người giỏi ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, họ không trụ lại được, bỏ TGDĐ mà đi. Nguyên nhân: Khó hòa nhập văn hóa của TGDĐ. Từ đó, TGDĐ không tìm người bên ngoài nữa, chỉ tập trung vào nhân sự nội bộ. Điểm yếu vẫn luôn là điểm yếu.
Văn hóa doanh nghiệp chính là miền đất “lành” hoặc “dữ” với nhân tài.