|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định thị trường chứng khoán tuần 11-15/3: Rủi ro gia tăng, NĐT chờ cơ hội giải ngân mới

11:37 | 10/03/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán tuần 11-15/3 được nhận định tiếp tục điều chỉnh và có thể rơi vào đà giảm trong ngắn hạn. Nhà đầu tư cân nhắc đưa tỉ trọng danh mục cổ phiếu về mức an toàn.

Thị trường trải qua tuần giao dịch tích cực, chỉ số VN-Index đạt 985,25 điểm, tăng 5,62 điểm tương đương 0,57% so với cuối tuần trước. Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index tăng 0,96 điểm tương đương 0,90% để chốt tuần ở mức 108,22 điểm. 

Trong tuần qua, các cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index là VIC, BID và PLX. Ngược lại, các cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index là VNM, YEG và NVL. Thanh khoản trung bình phiên trên sàn HOSE tuần qua đạt 239 triệu cổ phiếu, cao hơn mức 227 triệu của tuần trước.

Nhận định thị trường chứng khoán tuần 11-15/3: Rủi ro gia tăng, NĐT chờ cơ hội giải ngân mới - Ảnh 1.

Nguồn: SHS

Có thể lùi về vùng hỗ trợ 970-980 điểm 

Chứng khoán Bảo Việt - BVSC

Trong tuần tới, thị trường chứng khoán được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực giảm điểm. VN-Index có thể sẽ lùi về vùng hỗ trợ 970-980 điểm trước khi được kỳ vọng sẽ cho phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại. Hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs trong tuần sau có thể khiến cho các cổ phiếu bluechips biến động tương đối khó lường và có thể sẽ theo chiều hướng bất lợi nhiều hơn. Việc khối ngoại tiếp tục duy trì hoạt động mua ròng, đặc biệt là ở chứng chỉ quỹ E1VFVN30, là một điểm tích cực có thể hỗ trợ cho diễn biến thị trường trong tuần tới. 

Nhóm cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng sẽ có diễn biến khởi sắc hơn để hỗ trợ và giữ nhịp cho thị trường. Bên cạnh đó, dòng tiền dự kiến sẽ tìm đến các cổ phiếu đang trong nhịp điều chỉnh thuộc các nhóm ngành như dầu khí, điện, khu công nghiệp, dệt may, vật liệu xây dựng và bất động sản… để tìm kiếm lợi nhuận. Rủi ro giảm mạnh của thị trường có thể sẽ hình thành nếu chỉ số phá vỡ vùng hỗ trợ 970-980 điểm. 

Do đó, các nhà đầu tư nên ngừng các hoạt động giải ngân mới. Có thể canh các nhịp tăng điểm của thị trường để bán giảm tỷ trọng danh mục về mức an toàn. Tỷ trọng danh mục tổng có thể giảm về mức 35-45% cổ phiếu trong giai đoạn này.

Giằng co và rung lắc trong biên độ 960-1.000 điểm

Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội - SHS

Dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo (11/3-15/3), VN-Index có thể có tuần thứ 4 liên tiếp giằng co và rung lắc trong biên độ 960-1.000 điểm, cần sự bứt phá ra khỏi vùng này để thị trường xác nhận xu hướng rõ ràng hơn. Những nhà đầu tư đã canh bán ra trong tuần giao dịch qua chỉ nên quay trở lại mua thêm nếu VN-Index có nhịp test lại hỗ trợ 960 điểm hoặc có sự bứt phá rõ ràng ra khỏi ngưỡng kháng cự 1.000 điểm.

Rủi ro gia tăng

Chứng khoán Rồng Việt - VDSC

Sau nhiều lần VN-Index bị cản trở mạnh quanh 1.000 điểm, rủi ro đang gia tăng và việc tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn không còn dễ dàng. VN-Index đã tiến sát vùng hỗ trợ 980-985 điểm nên có khả năng chỉ số sẽ tạm thời hỗ trợ tại vùng này. Do dó, nhà đầu tư nên cân nhắc giảm tỉ trọng cổ phiếu trong danh mục, đặc biệt là những cổ phiếu có dấu hiệu kỹ thuật xấu, và chờ cơ hội giải ngân mới.

Đà giảm ngắn hạn

Chứng khoán Bản Việt - VCSC

Với việc VN30 đóng cửa ngay tại hỗ trợ MA20 ngày ở 914 điểm, thị trường được kỳ vọng sẽ có sự hồi phục nhất định trong phiên giao dịch tới. Tuy nhiên, các ngưỡng kháng cự phía trên của các chỉ số sẽ tiếp tục thúc đẩy áp lực bán và có thể khiến thị trường sẽ tiếp tục đà giảm ngắn hạn. Trước mắt, VN-Index có thể kiểm định lại hỗ trợ MA20 ngày tại 975 điểm trong 1-2 phiên giao dịch đầu tuần. Nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét việc tiếp tục hạ tỷ trọng cổ phiếu xuống mức thấp hơn.

Những thông tin nhà đầu tư lưu ý:

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025". Các mục tiêu quan trọng nhất mà Đề án đặt ra là tăng quy mô thị trường cổ phiếu (100% GDP vào năm 2020; 120% GDP vào năm 2025); tăng quy mô thị trường trái phiếu (47% GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025); số lượng công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017 và tăng số lượng nhà đầu tư trên thị trường (đạt mức 3% dân số vào năm 2020; 5% dân số vào năm 2025). 

Bên cạnh đó, ngày 9/3, MV Index Solutions đã công bố kết quả review định kỳ quý I/2018 của VNM ETF, chỉ số MVIS Vietnam Index của quỹ VanEck Vectors. Theo đó, VNM ETF không thay đổi danh mục đối với cổ phiếu Việt Nam.

Số lượng cổ phiếu của Việt Nam là 17 trong tổng số 25 cổ phiếu của toàn danh mục, chiểm tỷ trọng cao nhất với 72,33%. Trước thời điểm cơ cấu danh mục,  tỷ trọng này là 71,15%, theo sau đó là Hàn Quốc với tỉ lệ 14,46%. Như vậy, tỉ trọng cổ phiếu Việt Nam tăng 1,18%. Top 5 cổ phiếu có tỉ trọng cao nhất trong danh mục của VNM ETF là VIC (8%), VNM (8%), VHM (7%), NVL (6,5%) và VCB (6%). Ba cổ phiếu chiếm tỉ trọng thấp nhất trong danh mục của VNM ETF là STB (1,39%), NT2 (1,32%) và DPM (1,3%).

Nhận định chứng khoán phái sinh ngày 11/3: Diễn biến tiêu cực trong phiênNhận định chứng khoán phái sinh ngày 11/3: Diễn biến tiêu cực trong phiên Pin Hà Nội lên sàn, công ty chứng khoán nước ngoài đầu tiên lên UPCoM có gì đặc biệt?Pin Hà Nội lên sàn, công ty chứng khoán nước ngoài đầu tiên lên UPCoM có gì đặc biệt? Thị trường hồi phục, dòng tiền tìm đến nhóm cổ phiếu dầu khíThị trường hồi phục, dòng tiền tìm đến nhóm cổ phiếu dầu khí

Anh Túc

Dow Jones, S&P 500 lại lên đỉnh khi cổ phiếu bán dẫn tỏa sáng
Chứng khoán Mỹ tiếp tục có một phiên giao dịch tích cực khi nhóm cổ phiếu bán dẫn đã kéo thị trường đi lên. Kết thúc tháng 11, Dow Jones tăng 7,5%, S&P 500 tăng 5,7% còn Nasdaq Composite tăng 6,2%.