|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/2: VN-Index có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh

20:05 | 28/02/2024
Chia sẻ
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể sẽ hướng về mức kháng cự kế tiếp là 1.268 điểm.

Tổng hợp thị trường chứng khoán phiên 28/2 

VN-Index tiếp tục tăng hơn 17 điểm trong ngày hôm nay, đóng cửa tại mốc 1.254,55 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 12/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành truyền thông dẫn đầu đà tăng hôm nay, theo sau là cổ phiếu dầu khí, ngân hàng, … Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này mua ròng trên sàn HOSE và bán ròng trên sàn HNX.

(Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/2

Nhận định chứng khoán cơ sở

Chứng khoán BIDV (BSC)

VN-Index vượt đỉnh ngắn hạn và ngưỡng tâm lý 1,250 điểm nhờ sự vận động tăng giá mang tính kỹ thuật từ các cổ phiếu ngân hàng lớn, đặc biệt là VCB. Trong những phiên tới, VN-Index sẽ có phiên giằng co, củng cố vùng giá mới trước khi hình thành những phiên giao dịch chạy đà xác lập các vùng giá cao mới trong năm.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

VN-Index kết phiên tăng điểm thuyết phục nhờ nhóm cổ phiếu trụ đảo chiều hồi phục. Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo ADX và DI + vẫn tiếp tục hướng lên vùng cao cho thấy VN-Index vẫn đang trong nhịp tăng trung hạn. Bên cạnh đó, MACD đã vượt lên trên đỉnh cũ, xóa bỏ đi xác suất hình thành phân kỳ âm đồng thời cũng củng cố thêm cho xu hướng tăng điểm của thị trường.

Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo dòng tiền CMF đã vượt lên trên mức 0 và tiếp tục hướng lên, đồng thời RSI và MACD cũng đang neo ở vùng cao và chưa có dấu hiệu hình thành đỉnh cho thấy VN-Index vẫn sẽ tiếp tục hướng lên khu vực 1.260 - 1.265 tương ứng với mốc 1 của thang đo Fibonacci mở rộng tính từ đầu nhịp tăng tháng 12.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể sẽ hướng về mức kháng cự kế tiếp là 1.268 điểm. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn ở mức thấp khi dòng tiền có sự lan tỏa đều giữa các nhóm cổ phiếu và các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khác bắt đầu có nhịp bứt phá mạnh với các mức đỉnh cao nhất 52 tuần hay các mức đỉnh cao mới. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn vẫn đang trong vùng lạc quan.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và mua mới.

Chứng khoán Tiên Phong (TPS)

Phiên tăng điểm tích cực của ngày hôm nay đã đưa chỉ số vượt qua mức kháng cự mạnh trong ngắn hạn. Điều này củng cổ quan điểm về khả năng đi lên trong trung hạn của VN-Index là khá chắc chắn.

Trong phiên ngày mai, khả năng duy trì sức mạnh của thị trường sẽ phụ thuộc vào sự tăng điểm của nhóm cổ phiếu lớn. Sự giằng co cũng có thể tiếp tục xuất hiện tại vùng 1250 – 1260 điểm. Nếu không vượt qua vùng này, khả năng chỉ số sẽ có nhịp điều chỉnh về vùng 1230 – 1235 điểm.

Nhận định chứng khoán phái sinh 

(Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) 

VN30F2403 nối dài đà tăng và đang tiệm cận cận trên (khu vực 1.272 điểm) của đường kênh giá tăng. Chỉ báo RSI và MACD đều đang xuất hiện phân kỳ giảm kết hợp với mẫu hình sóng cho thấy giá đang mãu hình sóng tăng 5 nên nhịp tăng khả năng đang vào giai đoạn cuối.

Xu hướng ngắn hạn khung daily của HĐ VN30F2403 duy trì mức tăng với kháng cự quanh 1.270 - 1.273 điểm trong khi 1.228 điểm trailing stoploss cho xu hướng ở khung daily. Nhà đầu tư xem xét chiến lược bán (short) tại vùng 1.267 - 1.272 điểm, dừng lỗ 1.274 điểm và chốt lời 1.262 điểm.

Chứng khoán BIDV (BSC)

Các hợp đồng tương lai vận động cùng chiều với đà tăng của VN30. BSC khuyến nghị nhà đầu tư giao dịch thận trọng trong phiên. 

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. 

Thu Thảo

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).