|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định thị trường 29/8: Nên khống chế danh mục ở mức trung bình

20:49 | 28/08/2017
Chia sẻ
Các công ty chứng khoán đa phần nhận định thị trường sẽ tiếp tục có một phiên tăng điểm, tuy nhiên đà hồi phục được cho là chưa bền vững và các nhà đầu tư nên khống chế danh mục ở mức trung bình...
nhan dinh thi truong 298 nen khong che danh muc o muc trung binh
Thị trường có khả năng tiếp tục tăng trong phiên tới

Phiên giao dịch hôm 28/8 đã chứng kiến sự hồi phục tích cực về chỉ số cũng như thanh khoản thị trường. VN-Index đã vượt qua được kháng cự tâm lý tại vùng 775 điểm và đang dao động quanh kháng cự 777 điểm, các chỉ báo kĩ thuật cho kết quả tích cực hơn nhưng chưa rõ ràng.

Thanh khoản trong một vài phiên gần đây đã được cải thiện đáng kể, nhưng cần lưu ý dòng tiền hiện tại đang có xu hướng chảy vào các cổ phiếu thị trường, trong khi chưa thực sự khởi sắc ở nhóm cổ phiếu trụ VN-30 và cổ phiếu ngân hàng (trừ ACB).

Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán cho ngày giao dịch 29/8.

Duy trì đà tăng hướng đến ngưỡng kháng cự 780 điểm

Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội - SHS

SHS cho rằng, trong phiên giao dịch tiếp theo, VN-Index nhiều khả năng sẽ duy trì được đà tăng để hướng đến ngưỡng kháng cự tâm lý tại 780 điểm, vùng hỗ trợ gần nhất cho chỉ số được xác định trong khoảng 774-776 điểm (MA20-50).

Nhà đầu tư ngắn hạn sau khi đã mua thăm dò trong hai phiên trở lại đây, có thể tiếp mua thêm trong phiên sắp tới. Nhà đầu tư trung và dài hạn được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ danh mục và tận dụng những phiên giảm điểm để cơ cấu lại danh mục, tập trung vào các mã cổ phiếu có nền tảng doanh nghiệp tốt và triển vọng tăng trưởng tích cực trong cả năm nay.

Cổ phiếu tăng mạnh sẽ chịu áp lực chốt lời

Chứng khoán Đầu tư Việt Nam - IVS

VN-Index tiếp tục bứt mạnh nhưng những vấn đề nội tại như trên cho thấy lo ngại là có cơ sở. IVS cho rằng ở phiên 29/8, VN-Index có thể có cơ hội tăng tiếp nhưng những cổ phiếu nào tăng mạnh sẽ chịu áp lực chốt lời. Đà tăng vì thế sẽ khó mở rộng nên dù chỉ cách mốc 780 điểm một khoảng nhỏ nhưng không hề dễ dàng vượt qua.

Trạng thái thận trọng nên được ưu tiên

Chứng khoán FPT - FPTS

Nhờ lực tăng của phiên đầu tuần, VN-Index đã thoát khỏi ảnh hưởng của xu hướng giảm điểm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần đợi một breakout trên đồ thị EOD của chỉ số VN30 để kì vọng về một đợt tăng trưởng mới của toàn thị trường. Hiện tại, trạng thái thận trọng vẫn nên được ưu tiên.

FPTS vẫn tiếp tục bảo lưu khuyến nghị mở ra các vị thế bán hợp đồng tương lai đối với những danh mục sở hữu nhiều cổ phiếu thuộc VN30 nhằm giảm rủi ro giảm điểm bất ngờ và mở các vị thế ngược khi kịch bản “breakout” nêu trên xảy ra. Các danh mục lướt sóng nên tiếp tục nâng cao tỷ trọng tiền mặt cũng như các tiêu chuẩn an toàn bằng cách nâng ngưỡng Stop Loss lên gần với mức giá hiện tại.

Nên khống chế danh mục ở mức trung bình

Chứng khoán Bảo Việt - BVSC

Diễn biến tăng điểm của thị trường trong những phiên vừa qua với thanh khoản tăng dần cho thấy tâm lý thị trường chung đang dần chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Mặc dù rủi ro chưa hoàn toàn bị loại bỏ, tuy nhiên khả năng nhịp hồi phục tiếp tục diễn ra vẫn được BVSC đánh giá cao. Nhà đầu tư sau khi mua thăm dò tỷ trọng thấp trong các phiên vừa qua, có thể tiếp tục hoạt động mua vào, tuy nhiên tỷ trọng tổng thể danh mục chỉ nên khống chế quanh mức trung bình.

Đà hồi phục chưa bền vững

Chứng khoán BIDV - BSC

Nhận định thị trường vẫn có khả năng hồi phục nhẹ trong ngắn hạn nhưng chưa bền vững. BSC duy trì khuyến nghị đối với nhà đầu tư cần thận trọng đối các cổ phiếu có yếu tố thị trường và chờ đợi xác nhận của dòng tiền tại các cổ phiếu dẫn dắt.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Sóng

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).