|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nhà Trắng sẽ không để Trung Quốc chiếm đảo ở Biển Đông

22:00 | 24/01/2017
Chia sẻ
Ngày 23/1, chính quyền mới của tân Tổng thống Mỹ - ông Donald Trump – thề sẽ ngăn chặn Trung Quốc chiếm đóng lãnh thổ tại vùng biển quốc tế ở Biển Đông. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ phải “tham chiến”.

Những tuyên bố trên được người phát ngôn Nhà Trắng – ông Sean Spicer – đưa ra cho thấy quan điểm thận trọng của Mỹ về vấn đề Trung Quốc tại Biển Đông đã thay đổi nhanh chóng chỉ vài ngày sau khi ông Trump nhậm chức.

Ngày 11/1, ông Rex Tillerson – người được ông Trump đề cử vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ - cho rằng chúng ta không nên cho phép Trung Quốc tiếp cận các hòn đảo đang tranh chấp tại Biển Đông. Khi được hỏi rằng liệu ông Trump có đồng tình với quan điểm này không, ông Spicer nói: “Mỹ sẽ phải đảm bảo rằng quyền lợi của mình được đảm bảo ở khu vực Biển Đông”.

Ông Spicer cho biết, nếu các hòn đảo thuộc vùng biển quốc tế chứ không phải là một phần hợp pháp của Trung Quốc, Mỹ sẽ phải hành động để chắc chắn rằng lãnh thổ quốc tế không bị một quốc gia chiếm lấy.

Tại buổi điều trần ngày 11/1 trước Thượng viện Mỹ, ông Tillerson khẳng định rằng Mỹ có thể “tham chiến” để ngăn cản Trung Quốc tiếp cận với những hòn đảo mà quốc gia này đang xây dựng những đường băng quân sự và lắp đặt hệ thống vũ khí.

Khi được hỏi về lập trường với Trung Quốc, ông Tillerson nói: “Chúng tôi sẽ phải gửi tới Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng, thứ nhất, dừng việc xây dựng các đảo lại, thứ 2, Trung Quốc sẽ không có quyền tiếp cận những hòn đảo này”

Vị cựu Chủ tịch k.iêm giám đốc điều hành Exxon Mobil này không tiết lộ thêm các biện pháp cụ thể để ngăn cản Trung Quốc.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng những phát biểu của ông Tillerson và ông Spicer là tín hiệu của những hành động quân sự trong tương lai, hoặc thậm chí là phong tỏa đường biển. Điều này có thể dẫn tới một cuộc đối đầu vũ trang giữa 2 nước và đây là cơ hội không thể tốt hơn để Trung Quốc thể hiện sức mạnh vũ khí hạt nhân.

Rủi ro leo thang

Các chuyên gia quân sự cho rằng Hải quân Mỹ có thể mở rộng khả năng hoạt động tại châu Á. Bằng tàu, tàu ngầm và máy bay, Mỹ sẽ phong tỏa các hoạt động tại khu vực Biển Động và tăng rủi ro leo thang nguy hiểm.

Các phụ tá của ông Trump cho biết vị tân Tổng thống Mỹ đang lên kế hoạch xây dựng lực lượng hải quân lớn tại Đông Á nhằm kìm hãm sự bành trướng của Trung Quốc.

Hồi đầu tháng 1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ không hiểu những phát biểu của ông Tillerson. Trước đó, ông Trump cũng đặt dấu hỏi về chính sách “Một Trung Quốc” tồn tại bấy lâu nay giữa Trung Quốc và Đài Loan, khiến chính quyền của ông Tập Cận Bình rất tức giận.

Chuyên gia Biển Đông – ông Mira Rapp-Hooper – của Center for a New American Security cho rằng việc đe dọa quyền tiếp cận của Trung Quốc tại Biển Đông là “không thể tin được” và chưa có trong bất kỳ luật pháp quốc tế nào. Bà Rapp-Hooper cho rằng việc phong tỏa là một hành động chiến tranh.

Theo vị chuyên gia này, chính quyền của ông Trump đã bắt đầu có những động thái tại châu Á. Mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ có thể sẽ trở nên rất bất ổn. Khi đó, các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra và Mỹ trở thành đối tác kém tín cậy với các quốc gia trên thế giới.

Chuyên gia Bonnie Glaser tại Center for Strategic and International Studies cho rằng tuyên bố của ông Spicer “rất đáng lo ngại” và chính quyền mới của ông Trump đang truyền tải một thông điệp “khó hiểu và mâu thuẫn”

Dựa trên phát biểu Nhà Trắng, chuyên gia Dean Cheng tại Heritage Foundation cho rằng các vấn đề tại Biển Đông rất quan trọng với chính quyền của ông Trump.

Thạch Thảo

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.