|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nhà nước và doanh nghiệp đều bình đẳng khi ký hợp đồng, cần căn cứ vào điều khoản để xử lý dự án BOT

17:36 | 07/06/2023
Chia sẻ
Liên quan đến các vấn đề về trạm thu phí BOT, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho hay, Nhà nước và doanh nghiệp đều bình đẳng khi ký hợp đồng, do đó cần căn cứ vào điều khoản để xử lý.

Trả lời đại biểu Nguyễn Quang Huân Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐHQH) tỉnh Bình Dương về vấn đề xử lý các trạm thu phí BOT, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết đã ghi nhận và kiểm tra thực tiễn triển khai thực hiện và xử lý.

Về số trạm thu phí theo Nghị quyết 62, Bộ đã triển khai nhưng nhiều còn gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt liên quan hợp đồng kí kết cơ quan quản lý nhà nước với nhà đầu tư.

Cần căn cứ vào hợp đồng để xử lý

Nêu rõ "Nhà nước và doanh nghiệp đều bình đẳng khi đặt bút kí hợp đồng",Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho rằng, trong quá trình xử lý cần rất nỗ lực, có trạm đã xử lý được, có trạm cần tiếp tục đàm phán để phấn đấu đạt mục tiêu. 

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng. (Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội).

"Chúng tôi không chỉ đàm phán với nhà đầu tư mà còn phải đàm phán với các bên liên quan như ngân hàng. Ngân hàng phải giảm lãi suất, thậm chí miễn lãi để đảm bảo thiệt hại cho nhà đầu tư", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cho biết thêm, thực tế một số dự án không phải lỗi do nhà đầu tư, không phải do nhà nước mà do kinh tế xã hội, nhu cầu thực tiễn phát sinh cần phải mở thêm tuyến này, làm thêm đoạn kia khiến nhu cầu bị ảnh hưởng.

Trả lời về vấn đề xử lý trạm BOT do đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk nêu ra, Bộ trưởng cho biết Bộ GTVT là cơ quan quản lý nhà nước và đang làm hết sức mình tháo gỡ triệt khó khăn để bảo vệ nhà đầu tư.

"Có những dự án BOT đã hoàn thành nhưng do điều kiện khách quan bị ảnh hưởng quyền lợi, nhân dân không đồng ý cho thu phí nên nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Căn cứ trên các điều khoản hợp đồng đã ký, có những điều khoản đến mức doanh thu nào thì Nhà nước phải mua lại, chứ không phải chúng ta có đặc quyền, đặc lợi cho nhà đầu tư", Bộ trưởng nêu rõ. 

Đồng thời, tiếp nhận một số phản ánh của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ trực tiếp kiểm tra, rà soát các nội dung cụ thể.

Liên quan đến quyền lợi của các bên trong các dự án thu phí, cùng một dự án, trong khi nhà đầu tư bị thiệt hại doanh thu vì các tuyến tránh thì người dân cũng mong muốn được giảm phí BOT. Bộ trưởng cho biết, nguyện vọng của người dân là chính đáng, phải rành mạch, nếu đã cam kết với người dân thì phải giảm còn việc doanh thu không đảm bảo Nhà nước sẽ dựa trên các cam kết để xử lý.

Chưa kêu gọi được nhiều dự án PPP

Trả lời đại biểu Trần Anh Tuấn liên quan đến dự án kêu gọi đầu tư PPP sau đó phải chuyển sang đầu tư công, Bộ trưởng chia sẻ đây cũng là trăn trở của cá nhân mình và của Bộ khi đến nay chưa kêu gọi được nhiều doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP.

Bộ trưởng cho rằng, sắp tới cần đề xuất một số giải pháp để thu hút đầu tư PPP. Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của nước ta riêng giai đoạn 2021-2025 là 462.000 tỷ đồng trong khi đến nay mới bố trí được 66%, vì vậy rất cần nguồn vốn xã hội hoá.

Để thu hút được nguồn vốn này, cần tạo được niềm tin, sự bình đẳng với các doanh nghiệp, thông qua xem xét có điều chỉnh phù hợp, hoàn thiện cơ chế chính sách, bảo đảm tính ổn định của chính sách.

"Nếu như doanh thu trên 125% thì phải chia sẻ với Nhà nước hoặc doanh thu giảm xuống dưới 75% thì Nhà nước phải bù, nhưng bù như thế nào, bù từ nguồn nào từ chưa rõ", Bộ trưởng nêu vấn đề.

Bộ trưởng Thắng cũng nêu việc trong hợp đồng quy định rất rõ thời điểm nào được tăng phí, thế nhưng suốt từ năm 2019 đến nay do các vấn đề liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô nên không cho các doanh nghiệp tăng phí theo hợp đồng.

Điều này dẫn đến doanh thu không đảm bảo và gây hệ luỵ đến ngân hàng, nợ quá hạn,... rất nhiều vấn đề,trường hợp thay đổi cơ chế chính sách thì điều khoản chuyển tiếp như thế nào?, Bộ trưởng nêu.

Một dự án BOT thời hạn từ 10-20 năm nhưng ngân hàng chỉ cho vay 10-12 năm nên nhà đầu tư khó có thể tham gia.

Vừa rồi, Thủ tướng và Chính phủ đã có giải pháp tăng nguồn vốn Nhà nước, giảm thời gian thu phí, qua đó cũng tháo gỡ khó khăn trong huy động doanh nghiệp tham gia vào đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Bộ trưởng cho biết thời gian tới Bộ sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức hội nghị xúc tiến, mời gọi đầu tư các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Hiện có rất ít nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư dự án hạ tầng của Việt Nam bởi gặp các vấn đề như ngoại tệ, bảo lãnh doanh thu,.. các vấn đề này cũng cần xem xét và tính toán, Bộ trưởng Thắng cho hay.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hạ An

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.