|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nguyên nhân khiến Mỹ trở thành 'con nợ' lớn của thế giới

07:43 | 12/11/2019
Chia sẻ
Trong cuộc chạy đua tranh cử chức Tổng thống Mỹ, tỷ phú Donald Trump đã liên tục cáo buộc đảng Dân chủ và Tổng thống Barack Obama làm gia tăng nợ công của nước Mỹ.
Nguyên nhân khiến Mỹ trở thành 'con nợ' lớn của thế giới - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN

Tuy nhiên, sau khi bước chân vào Nhà Trắng, ông Trump chỉ làm tình hình thêm trầm trọng.

Trong tài liệu của đài Sputnik, nợ quốc gia Mỹ đã phá vỡ mốc 23.000 tỷ USD. Dưới thời Tổng thống Trump, nợ công của Mỹ gia tăng với tốc độ kỷ lục là hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm. 

Trong gần ba năm, Kho bạc Mỹ đã phát hành trái phiếu trị giá 3.200 tỷ USD và nợ công cho mỗi công dân, bao gồm cả người già và trẻ sơ sinh, đã tăng thêm 9.000 USD.

Tăng mạnh chi tiêu xã hội

Một trong những lý do chính gây ra điều này được các nhà kinh tế nhìn nhận là sự gia tăng mạnh mẽ chi tiêu xã hội. 

Trong đó có tỷ lệ nghỉ hưu của thế hệ baby boom (hiện tượng sinh đẻ tăng đột biến vào giữa thế kỷ trước). Chính các Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush con và bản thân ông Donald Trump đều thuộc về thế hệ này.

Chi tiêu tiền vay cho các khoản thanh toán xã hội, Chính phủ Mỹ đã tự dồn mình vào góc tường với chi tiêu ngân sách cho việc phục vụ nợ công đạt 600 tỷ USD. 

Con số này nhiều hơn các số tiền được phân bổ cho giáo dục, giao thông, xây dựng nhà ở và nông nghiệp cộng lại.

Cuối tháng 10/2019, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Stephen Mnuchin tuyên bố thâm hụt ngân sách đã gần đạt tới 1.000 tỷ USD, tăng 20% so với tài khóa 2018.

Để hiểu mức độ "tàn phá" của khoản nợ công 23.000 tỷ USD đối với nền kinh tế Mỹ, cần nhắc lại lịch sử. Ý tưởng vay để chi tiêu cho bản thân thuộc về Bộ trưởng Tài chính Mỹ đầu tiên Alexander Hamilton.

Ba thế kỷ trước, ông đề xuất chỉ đạo các quỹ huy động thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng và sản xuất trong nước.

Cùng với chương trình tăng trưởng kinh tế mà ông đưa ra, đây là cơ sở cho sự xuất hiện của toàn bộ các ngành công nghiệp và cho phép Mỹ vượt lên hàng lãnh đạo thế giới, khiến Cựu Thế giới bị bỏ lại phía sau.

Tuy nhiên, với phương châm sử dụng vốn vay cho mục đích ngược lại, hai Tổng thống Obama và Trump đã đạt được hiệu quả kinh tế ngược. 

Trong 12 năm qua, mỗi 1 USD tăng trưởng GDP đã khiến Washington phải trả đến 1,85 USD nợ công.

Nếu bây giờ, gánh nặng nợ lên tới gần 80% GDP, theo tính toán của Quốc hội, đến năm 2029, con số này sẽ tăng lên 92% và đến giữa thế kỷ, sẽ là gấp 1,5 lần so với những gì sản xuất trong một năm ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Những chính sách sai lầm

Người ta thường nói Washington bất cứ lúc nào cũng có thể giảm nợ công về 0 chỉ bằng cách in đủ số USD. Chính ông Trump cũng nghĩ như vậy.

Thậm chí, một năm trước, ông đã thảo luận về lựa chọn này với Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, chủ ngân hàng đầu tư Gary Cohn. Nhà báo Bob Woodward, nhân chứng cuộc trò chuyện đó viết, “Cohn đã bị sốc khi ông Trump không hiểu những điều đơn giản nhất”.

Đúng là Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể bật máy in và phát hành thêm 23.000 tỷ USD để đưa vào lưu thông tự do, trả chúng cho các chủ sở hữu trái phiếu.

Tuy nhiên, sau đó, tình trạng siêu lạm phát sẽ là hậu quả không thể tránh khỏi.

 Điều này sẽ phá hủy tất cả các khoản tiết kiệm của công dân, khiến việc nhập khẩu hàng hóa trở nên đơn giản không có lợi và sẽ khiến chính quyền Mỹ dường như không có lựa chọn nào khác, vì nhu cầu về trái phiếu đang giảm xuống nhanh chóng.

Công lao chính trong việc này thuộc về các ngân hàng trung ương Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước châu Âu, trong việc loại bỏ trái phiếu Mỹ và chuyển tiền vào một tài sản dễ thanh khoản hơn.

Tháng Chín, Đức đã gia nhập nhóm này khi Ngân hàng Trung ương nước này (Bundesbank), ngân hàng dự trữ vàng lớn thứ ba thế giới, đã lần đầu tiên tiếp tục mua vào kim loại quý sau 20 năm và thu được 95.000 ounce.

Việc bán hết trái phiếu kho bạc gây ra cái gọi là hiện tượng đảo ngược. Lợi suất của chứng khoán ngắn hạn trở nên cao hơn so với các khoản dài hạn, như trong cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008.

Hầu hết các nhà kinh tế coi đây là một dấu hiệu chắc chắn của một cuộc suy thoái sắp xảy ra, mà tất cả những ai không nhanh tay đổi chứng khoán nợ của Mỹ lấy vàng đang lên giá mạnh, sẽ bị ảnh hưởng.

Do đó, để ngăn chặn sự sụp đổ nợ Fed buộc phải khởi động lại chương trình nới lỏng định lượng. Vào đầu tháng Mười, Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố ít nhất là đến cuối quý II năm sau, nhà nước sẽ mua trái phiếu kho bạc ngắn hạn từ thị trường.

Tổng cộng, 510 tỷ USD sẽ được chi ra cho hoạt động “kỹ thuật” này. Và câu hỏi được đặt ra là, kế hoạch này liệu có đang đặt lên vai nước Mỹ thêm một gánh nặng nợ vô hình nào hay không.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.