|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nguy cơ nông nghiệp Việt thua ngay trên sân nhà

15:05 | 07/09/2018
Chia sẻ
Bộ trưởng Bộ NNPTNT nhận định, quá trình hội nhập đặt ra nhiều áp lực. Nếu Việt Nam không cố gắng, nguy cơ mất thị trường, thua ngay trên sân nhà rất cao. Bên cạnh đó, diễn biến khí hậu cực đoan ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến năng suất và tình hình sản xuất của nông dân.
nguy co nong nghiep viet thu ngay tren san nha Xuất khẩu top đầu, thu nhập nhóm cuối?

Nguy cơ thua ngay trên sân nhà

Tại Hội nghị “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho hay, thời gian tới, ngành nông nghiệp còn rất nhiều cơ hội với tiền đề tốt khi ngành liên tục tăng trưởng. Bên cạnh đó, tiến trình hội nhập tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xuất khẩu nông lâm, thủy sản.

Ngoài ra, những tiến bộ trong công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0 sẽ tiếp tục hỗ trợ ngành nông nghiệp.

nguy co nong nghiep viet thu ngay tren san nha
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Đức Quỳnh

Bên cạnh cơ hội, Bộ trưởng cũng chỉ ra những thách thức lớn trong việc liên kết sản xuất quy mô lớn thay vì sản xuất manh mún theo hộ gia đình.

“Không có yếu tố liên kết sản xuất quy mô lớn thì không thể thành công”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đồng thời, quá trình hội nhập cũng đặt ra áp lực. Nếu Việt Nam không cố gắng, nguy cơ mất thị trường, thua ngay trên sân nhà rất cao. Bên cạnh đó, những diễn biến khí hậu cực đoan ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến năng suất và tình hình sản xuất của bà con nông dân.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 10 năm qua, nông nghiệp luôn duy trì được sức tăng trưởng mạnh và khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn, tiếp tục khẳng định được vị thế, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế đất nước.

Sản xuất nông nghiệp đã chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng, sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được quan tâm phát triển, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 năm (2008-2017) đạt 261,2 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm, riêng năm 2017 đạt 36,6 tỷ USD, tăng 20,05 tỷ USD so với năm 2008. Dự kiến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD.

Hiện đã có 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD/ năm trở lên, 5 mặt hàng: tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ đạt kim ngạch 3 tỷ USD/năm. Trong khi đó, năm 2008 chỉ 2 mặt hàng đạt kim ngạch 3 tỷ USD. Nông sản Việt hiện đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới, xuất khẩu tới 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, ngành nông nghiệp phấn đấu xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, có vị thế quan trọng trong khu vực và trên thế giới; sản xuất hàng hoá lớn theo chiều sâu, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thu nhập nông dân tăng gấp 3,6 lần sau 9 năm

Tại Hội Nghị, Bộ trưởng thông tin, thu nhập người nông dân tăng mạnh, vượt chỉ tiêu trong giai đoạn triển khai nghị quyết.

Thu nhập bình quân người nông dân tăng từ 9,1 triệu đồng/năm thời điểm năm 2008 lên 32 triệu đồng/năm vào năm 2017. Con số này tương đương tăng 3,6 lần, vượt mục tiêu tăng 2,5 lần đến năm 2018.

nguy co nong nghiep viet thu ngay tren san nha
Hội nghị “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. (Ảnh: Đức Quỳnh)

Theo Bộ trưởng, đến năm 2018, thu nhập bình quân người nông dân dự đoán tăng lên 36 - 37 triệu đồng/năm, gấp gần 4 lần so với năm 2008.

Nếu xét trên quy mô hộ gia đình, thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn từ 75,8 triệu năm 2012 lên 130 triệu đồng năm 2017, góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo, nâng mức sống của người dân vùng nông thôn.

Xem thêm

Đức Quỳnh