Người Mỹ uống Starbucks nhiều hơn trong lạm phát
Hôm 3/11, Starbucks công bố kết quả kinh doanh hàng quý, ghi nhận doanh thu vượt dự báo của các nhà phân tích. Điều này có được là nhờ việc người tiêu dùng Mỹ chi tiêu nhiều hơn cho chuỗi đồ uống nổi tiếng này, theo CNBC.
Công ty cà phê có trụ sở tại Seattle cũng cho biết lượt khách trong quý này đã cải thiện, gần như tăng trở lại mức năm 2019. Giám đốc tài chính Rachel Ruggeri nói: “Bất chấp các động thái tăng giá được thực hiện trong suốt cả năm, lượng khách ghé thăm cửa hàng hàng ngày ở Mỹ, xấp xỉ 95% so với trước đại dịch hồi tháng 9".
Theo đơn vị phân tích Refinitiv tổng hợp, tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của Starbucks là 81 cent so với 72 cent, so với dự kiến của phố Walls. Trong khi đó, doanh thu chạm 8,41 tỷ USD so với 8,31 tỷ USD như dự kiến trước đó.
Doanh thu thuần trong kỳ tăng 3,3% lên 8,41 tỷ USD. Doanh số bán hàng trên cửa hàng (cùng quy mô với tiêu chuẩn toàn cầu) tăng 7%, điều này có được là nhờ sự gia tăng chi tiêu tại thị trường nội địa.
Tại Mỹ, Starbucks đã báo cáo mức tăng trưởng doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng là 11% do khách hàng chi tiêu trung bình nhiều hơn và lưu lượng khách tăng nhẹ.
Bên cạnh đó, giá của Starbucks cũng tăng 6% so với một năm trước, song các giám đốc điều hành công ty cho biết họ không có kế hoạch tăng giá trong thời điểm hiện tại. Đồ uống lạnh chiếm hơn 3/4 doanh số bán đồ uống tại các quán cà phê thuộc sở hữu của công ty ở Mỹ. Starbucks cho biết khách hàng có nhiều lựa chọn như thêm xi-rô đặc, bọt lạnh và các chất thay thế sữa vào đồ uống lạnh. Điều này đã đẩy giá của đồ uống lạnh tăng lên.
Theo Chủ tịch Starbucks Bắc Mỹ Sara Trilling, doanh số bán hàng của Pumpkin Spice Latte - một trong những đồ uống Signature của chuỗi đã tăng 70% so với cùng kỳ năm trước.
Chương trình khách hàng thân thiết của công ty đã chứng kiến số lượng thành viên tăng 16% lên 28,7 triệu người trong quý.
Vào tháng 9, công ty có trụ sở tại Seattle đã tiết lộ kế hoạch tái tạo lại hoạt động kinh doanh của họ để giải quyết nhu cầu của người tiêu dùng.
Ở các thị trường khác ngoài Mỹ, Starbucks gặp nhiều khó khăn. Tại Trung Quốc, các quy định hạn chế trong chính sách zero COVID tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động quốc tế của Starbucks. Theo StreetAccount, doanh số bán hàng tại các cửa hàng tương tự quốc tế của công ty đã giảm 5%, không đi quá mức dự kiến 7,1%.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cho rằng thị trường cà phê tại quốc gia tỷ dân đã qua thời kỳ đỉnh cao, phần lớn nguyên nhân là do đại dịch. Ông Mario Zaccagnini, Giám đốc bán lẻ của CBRE East China cho biết: “Tiêu thụ cà phê ở Trung Quốc tiếp tục tăng, mặc dù nó đã mất đi một số động lực ban đầu mà nó được hưởng từ hơn 20 năm qua. Các đợt phong toả đã có tác động tiêu cực đến tất cả các đơn vị bán lẻ. Các cửa hàng cà phê cũng không năm ngoài, trừ khi mô hình kinh doanh chủ yếu dựa vào dịch vụ mang đi và giao hàng”.
Doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng ở Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai của Starbucks, đã giảm 16% trong quý. “Chúng tôi dự đoán sự bất ổn liên quan đến dịch bệnh trong hiện tại sẽ tiếp diễn ở tương lai,” Giám đốc điều hành Howard Schultz cho biết.
Đối với năm tài chính 2023, Starbucks dự kiến tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 12%, bất chấp việc dịch ngoại tệ bị ảnh hưởng 3%. Công ty cũng kỳ vọng mức tăng trưởng doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng trên toàn cầu ở mức cao so với mức trước đây là 7%- 9%.
Đối với lợi nhuậ ròng trong quý IV, Starbucks dự đoán con số sẽ đạt 878,3 triệu USD, tương đương 76 cent trên mỗi cổ phiếu, giảm từ 1,76 tỷ USD của một năm trước đó. Điều này chưa tính chi phí tái cấu trúc và tổn thất từ việc bán công ty liên doanh ở Nga.
Ông Ruggeri nhận định những khó khăn của thị trường hàng hóa sẽ tiếp tục kéo dài đến năm tài chính 2023, mặc dù ở mức thấp hơn so với năm tài chính 2022.