|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Người đàn ông giúp Apple ra mắt Apple Watch tại Anh đang định hình lại thế giới đồng hồ

09:56 | 08/07/2019
Chia sẻ
Có thời gian làm việc cho Apple, Patrick Pruniaux đang áp dụng những trải nghiệm của ông tại đây để lèo lái thương hiệu đồng hồ Thuỵ Sĩ Ulysse Nardin.

Dù chất lượng sản phẩm ra sao, ngành công nghiệp đồng hồ vẫn thường bị chỉ trích. 

Ngành công nghệ đồng hồ quá chậm chạp để thích nghi?

Một số người cho rằng nó quá lỗi mốt, những người khác thì nói nó chỉ dành cho phái mạnh. Trong khi đó, hầu hết đều đồng ý rằng ngành công nghệ đồng hồ quá chậm chạp để thích nghi.

Dù vậy, sự thay đổi đang diễn ra. Trong vài năm qua, một thế hệ lãnh đạo mới đã càn quét ngành công nghiệp này. Hầu hết trong số họ đều đang ở độ tuổi 40 và một số người từng có thời gian làm việc tại Thung lũng Silicon.

Thậm chí, còn có một vài thương hiệu do phái đẹp lãnh đạo. Tất cả đều "cuồng tín" trong công cuộc tìm ra những ý tưởng mới và đồng điệu về quan điểm trước cả khi nói đến sản phẩm.

Nếu cuộc chuyển đổi này là có thật, Chủ tịch Richemont Group Johann Rupert có lẽ là một trong những người khởi xướng nó. 

Cuối năm 2006, ông nói với cổ đông của mình rằng đã quá chán "những gã đàn ông xám xịt" vận hành và quản lí các công ty của mình, một truyền thống với những cái tên như IWC, Piaget và Jaeger-LeCoultre. Giờ thì tất cả trong số chúng đều được đứng đầu bởi các thành viên của thế hệ mới.

dongho1

Patrick Pruniaux, CEO Ulysse Nardin (Ảnh: Monochrome Watches)

Một trong những cái tên đáng chú ý nhất là Patrick Pruniaux, một cựu nhân sự 47 tuổi của TAG Heuer. Ông trở lại Thuỵ Sĩ sau một thời gian giúp Apple ra mắt thành công Apple Watch ở nh. Vào tháng 8/2017, ông được tiến cử lên vị trí CEO của nhiều thương hiệu như Ulysse Nardin và Girard-Perregaux.

Đi giày sneaker, cao và có dáng dấp thể thao, những kinh nghiệm của Patrick cùng Apple, hơn là kiến thức của ông với ngành công nghiệp đồng hồ, mới là thứ đang định hình suy nghĩa của ông trong việc tìm ra hướng đi phát triển của cả hai thương hiệu. "Chất lượng của sự thực thi tại Apple rất ấn tượng", ông nói. "Công ty hiếm khi chết vì chiến lược sai mà chỉ chết vì thực thi kém".

"Apple có yêu cầu cao và cực kì chuyên nghiệp", Patrick nhớ lại. "Mọi thứ đều được làm theo cách tốt nhất. Trong ngành kinh doanh sang trọng, chúng tôi cần bị ám ảnh bởi điều đó".

Cần phải bị ám ảnh bởi nếu các thương hiệu đồng hồ không làm điều đó, mọi người khác sẽ làm. Ở phân khúc giá rẻ của thị trường, rắc rối đang nảy sinh. Doanh số xuất khẩu của đồng hộ Thuỵ Sĩ giá dưới 500CHF đang chỉ chiếm 5% thị phần trong năm ngoái, một tốc độ đi xuống đáng kinh ngạc.

Bên cạnh đó, trong số khoảng 45 triệu đồng hồ thông minh trên thế giới được bán ra, một nửa là Apple Watch. Những con số này không thể không liên quan đến nhau. Ngay cả khi một sản phẩm không tốt như sản phẩm còn lại, cách làm, cách thực thi thực tế cho thấy sự khác biệt.

dongho2

Những chiếc đồng hồ thông minh của thung lũng Silicon không chỉ tác động đến thị trường mà còn tác động đến cả cách nhiều thương hiệu đồng hồ Thuỵ Sĩ truyền thống đang được vận hành. (Ảnh: Apple/ Ulysse Nardin)

Ở phân khúc đồng hồ cao cấp nơi Ulysse Nardin và Girard-Perregaux đang hoạt động, con số đang xoay chuyển theo chiều hướng ngược lại. 

Thế nhưng, các thương hiệu cũng không cần phải được nhắc nhở lại về sự nguy hiểm của lười nhác trong sáng tạo – kí ức về khủng hoảng Quartz 40 năm trước và sự gần như sụp đổ của ngành đồng hồ Thuỵ Sĩ, vẫn còn đậm nét.

Quyết định ra sao với vai trò là người đứng đầu của các thương hiệu đồng hồ truyền thống Thuỵ Sĩ 

Vậy nếu là người đứng đầu của các thương hiệu đồng hồ Thuỵ Sĩ mang tính truyền thống cao, điều nên làm là gì?

Cho đến nay, sự tập trung của Patrick được dành cho Ulysse Nardin. Một trong những điều đầu tiên ông làm là giới thiệu các chiến dịch marketing mới với nhiều hình ảnh cá mập đang di chuyển xung quanh các thành phố như New York hay Thượng Hải. 

Đây là một thay đổi lớn so với quá khứ, trước đó các chiến dịch quảng cáo của ngành đồng hồ thường đặt sản phẩm lên trước và trung tâm nhưng không có nhiều cảm giác về "thương hiệu".

"Một số công ty làm 30 nhưng nói 100", Patrick chia sẻ. "Chúng tôi đang làm 100 và nói 30. Hiện tại, có lẽ chúng tôi sẽ làm 100 và nói 100. Chúng tôi đang kể những câu chuyện của mình một cách công bằng hơn trước".

Ulysse Nardin được xem là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ silicon trong việc sản xuất đồng hồ trong những năm đầu của thập niên trước với sự ra đời của chiếc Freak vào năm 2001 là sản phẩm đồng hồ đầu tiên có các bánh gai làm bằng silicon. Tính chống sốc, chống từ và không cần chất bôi trơn đã khiến silicon trở thành một vật liệ cách mạnh.

Thế nhưng, nhiều thương hiệu khác đã làm điều tương tự bằng cách kể câu chuyện khéo léo hơn đã khiến vai trò của Ulysse Nardin lu mờ.

Patrick muốn thay đổi điều này. Vào tháng 3, Ulysse Nardin ra mắt Freak neXt. Dù mới chỉ ở dạng concept nhưng chiếc đồng hồ này được kì vọng sẽ là một "bom tấn" của ngành công nghiệp.

Kinh nghiệm của Patrick ở Cupertino cũng ảnh hưởng đến cách anh sắp xếp Ulysse Nardin. "Tôi cố gắng trao quyền và tự chủ ở Ulysse Nardin. Các công ty đồng hồ thường không như vậy. Mọi thứ đều có phép tắc, trên dưới. Tôi tin vào trật tự nhưng cũng tin vào sự lộn xộn. 

Khuyến khích nhân viên bộc lộ chính mình. Tất cả ý tưởng đều là ý tưởng hay. Bạn không nên chối bỏ một ý tưởng chỉ vì chức danh của một người trong tổ chức".

Patrick không thích được gọi là doanh nhân hay một "gã làm đồng hồ". Danh xưng "doanh nhân" thì quá lạnh lùng và sẽ khiến hình ảnh của ông không ổn trong lĩnh vực "cần nhiều cảm xúc", thế nhưng là một "gã làm đồng hồ" lại đồng nghĩa với việc anh không quá quan tâm đến mang lại kết quả cho các cổ đông.

Thay vào đó, Patrick chọn thứ có thể là khẩu hiệu cho thế hệ dẫn dắt ngành công nghiệp đồng hồ Thuỵ Sĩ tiếp theo. "Tôi thích xây dựng mọi thứ", ông nói. "Và tôi thích nghĩ rằng tôi đang nhúng tay vào thứ gì đó được xây dựng cho mãi mãi".

Thái Sơn