|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Người dân đổ xô vào chứng khoán, thị trường Việt Nam lọt nhóm tăng mạnh nhất thế giới

08:04 | 30/06/2021
Chia sẻ
Trong 6 tháng đầu năm nay, VN-Index tăng gần 28% đưa chứng khoán Việt Nam lọt nhóm những thị trường tăng mạnh nhất thế giới. Đây là hệ quả của việc dòng tiền mới (hay còn gọi là dòng tiền F0) liên tục đổ vào kênh đầu tư chứng khoán.

Chứng khoán Việt Nam tăng gần 28% trong nửa đầu năm 2021

Tiếp nối giao dịch thăng hoa của năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua hai quý đầu năm 2021 đầy hứng khởi khi VN-Index chinh phục hết đỉnh này đến đỉnh khác.

Trong tháng 1, thị trường rung lắc mạnh khi dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 3 tại Hải Dương và Quảng Ninh. Đợt giảm đã lấy đi VN-Index khoảng 200 điểm kể từ đỉnh 1.200 điểm chỉ sau ít phiên. Thời điểm đó, nhiều người nghĩ rằng kịch bản lặp lại như những lần VN-Index gặp khó trước ngưỡng 1.200 điểm trước đây.

Người dân đổ xô vào chứng khoán, thị trường Việt Nam lọt nhóm tăng mạnh nhất thế giới - Ảnh 1.

Diễn biến chỉ số VN-Index trong nửa đầu năm 2021. Nguồn: TradingView.

Song, khi tâm lý nhà đầu tư ổn định trở lại, thị trường chứng khoán Việt Nam bứt phá qua mốc 1.200 điểm vào đầu tháng 4 và liên tiếp thiết lập các kỷ lục mới. Cuối tháng 4, đợt dịch COVID-19 lần thứ tư tại Việt Nam với quy mô lớn hơn. Khác với lần trước đó, việc ghi nhận hàng trăm ca nhiễm COVID-19 mỗi ngày lại không ảnh hưởng đến tâm lý của NĐT.

Cuối tháng 5 và 6, VN-Index băng qua các ngưỡng cản 1.300 điểm và 1.400 điểm không mấy khó khăn. Đóng cửa phiên 29/6, VN-Index ở 1.410,04 điểm, tăng 27,74% so với thời điểm cuối năm 2020. Tích cực hơn, HNX-Index ghi nhận mức tăng 59,41% lên 323,79 điểm. Trong khi đó, chỉ số của thị trường UPCoM tăng 21,29% lên 90,3 điểm. 

Việt Nam lọt nhóm những thị trường chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới

Giao dịch khởi sắc của thị trường trong tháng 6 nối dài chuỗi đà tăng 5 tháng liên tiếp của chứng khoán Việt Nam. Với mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm nay, thị trường chứng khoán Việt Nam lọt nhóm tăng mạnh nhất thế giới.

Người dân đổ xô vào chứng khoán, thị trường Việt Nam lọt nhóm tăng mạnh nhất thế giới - Ảnh 2.

Nguồn: StockQ.org.

Theo dữ liệu của trang thống kê StockQ.org, mức tăng 27,74% của thị trường chứng khoán Việt Nam (đại diện bởi VN-Index) nửa đầu năm nay chỉ xếp sau thị trường Abu Dhabi (34,05%), khởi sắc hơn Luxembourg (26,97%), Jordan (26,88%), Austria (24,11%).

Thống kê trong một năm trở lại đây, chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất thế giới với tỷ lệ 70,02%, cao hơn Luxembourg (68,16%), Nigeria (64,49%), Nga (63,61%), Abu Dhabi (58,19%), Hàn Quốc (57%), Argentina (56,23%). Riêng trong tháng 6, mức tăng 6,78% giúp Việt Nam giữ vững "ngôi vương".

Còn theo thống kê của Trading Economics, mức tăng 59,41% của HNX-Index đẩy Việt Nam trở thành thị trường tăng điểm mạnh thứ hai châu Á, xếp sau mức tăng 70,83% của chỉ số MSE TOP 20 tại thị trường chứng khoán Mông Cổ.

Dễ thấy rằng, đà tăng của chứng khoán Việt Nam vượt trội hơn đáng kể so với thị trường chứng khoán lớn trên thế giới như Mỹ (Dow Jones tăng 12,04%), Trung Quốc (Shanghai Composite, 2,88%) hay Nhật Bản (Niikei 225, 5%).

Sức mạnh của thị trường Việt Nam còn được thể hiện rõ nét khi so sánh với hiệu suất các thị trường khác trong khu vực như Thái Lan (SET50, 5,16%), Singapore (STI, 8,84%). Thị trường chứng khoán Malaysia và Lào ngược chiều giảm điểm trong nửa đầu năm 2021.

Người dân đổ xô vào chứng khoán, thị trường Việt Nam lọt nhóm tăng mạnh nhất thế giới - Ảnh 3.

HNX-Index tăng mạnh thứ hai khu vực châu Á. Nguồn: Trading Economics.

Dòng tiền F0 dẫn dắt đà tăng của thị trường

Để có được kết quả hết sức tích cực trong nửa đầu năm nay, NĐT cá nhân trong nước đóng vai trò quan trọng. Theo tổng hợp của người Viết, khối này đã bơm lượng tiền hấp thụ toàn bộ lực bán ròng hơn 1,4 tỷ USD của khối ngoại trong 6 tháng đầu năm 2021.

Theo quan sát, khi kênh giao dịch chứng khoán bùng nổ, thị trường ghi nhận lượng tài khoản mở mới cao kỷ lục. Không ít nhà đầu tư trong số đó là những người lần đầu tham gia giao dịch chứng khoán hay còn gọi là "nhà đầu tư F0".

Trong ba tháng gần đây, lượng tài khoản mở mới hàng tháng trên thị trường chứng khoán Việt Nam thường xuyên vượt ngưỡng 100.000 tài khoản. Đây là hiện tượng chưa từng thấy trong hơn 20 năm hoạt động.

Người dân đổ xô vào chứng khoán, thị trường Việt Nam lọt nhóm tăng mạnh nhất thế giới - Ảnh 4.

Tính đến cuối tháng 5, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán tại Việt Nam tăng gần gấp đôi so với đầu năm 2017. Nguồn: Hoàng Linh tổng hợp.

Tính đến cuối tháng 5, Việt Nam đã có gần 3,3 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán, trong đó hơn 3,2 triệu tài khoản của các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Thống kê của người viết, cá nhân trong nước mở mới 479.857 tài khoản trong 5 tháng đầu năm.

Đi cùng với xu thế tăng tài khoản, giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tăng vọt. Những phiên giao dịch với thanh khoản hàng tỷ USD quen thuộc hơn.

Dự báo từ giờ đến cuối năm, ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho rằng lượng tài khoản giao dịch chứng khoán sẽ tiếp tục tăng khoảng 300.000 đơn vị nữa.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lợi Hoàng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.