|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Người đại diện vốn SCIC nguy cơ thoái vốn xong 'ra đường'

09:37 | 30/11/2016
Chia sẻ
"Luật hiện nay cho phép người đại diện vốn sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp được hưởng thù lao nhưng thực tế là tất cả 222 người đại diện của SCIC không được nhận bất cứ thù lao nào từ phía người sử dụng", ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc SCIC chia sẻ.
scic 222 dai dien von thu lao kem nguy co thoai von xong ra duong
Công ty quản lý vốn nhà nước SCIC. (Ảnh: Tin nhanh chứng khoán).

Ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc Công ty Quản lý vốn Nhà nước SCIC chia sẻ tại buổi hội thảo về giám sát tài chính doanh nghiệp Nhà nước và có vốn Nhà nước diễn ra mới đây tại Hà Nội.

Ông Lai khẳng định hạn chế đầu tiên dành cho người đại diện vốn Nhà nước hiện nay là về chế độ đãi ngộ. Ông cho rằng, thù lao lương thưởng cho cán bộ đại diện vốn kém hấp dẫn, không tương xứng với công sức họ bỏ ra.

"Luật hiện nay cho phép người đại diện vốn sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp được hưởng thù lao nhưng thực tế là tất cả 222 người đại diện của SCIC không được nhận bất cứ thù lao nào từ phía người sử dụng", ông Lai chia sẻ.

Người đại diện vốn chỉ nhận được “lời nói” hay dùng lá phiếu của lãnh đạo SCIC để ủng hộ cho họ tham gia vào HĐQT để được hưởng thù lao của Hội đồng này.

Số tiền được hưởng từ hội đồng quản trị SCIC sẽ không truy thu, đây là khoản người đại diện vốn sẽ được hưởng. Tuy nhiên, thù lao tại doanh nghiệp trả cho cán bộ của SCIC tất cả đều phải nộp về cho công ty.

"Có người nói ngồi nhiều hội đồng quản trị thế anh được hưởng hết – không có đâu, nộp hết về. Nếu được hưởng hết thì đã hấp dẫn, Làm người đại diện vốn nhà nước trách nhiệm có nhưng quyền lợi không tương xứng", ông Lai chỉ ra thực tế.

Phó Tổng giám đốc SCIC còn cho biết, người đại diện vốn chủ sở hữu có khả năng cao ra đường sau thoái vốn. Bởi nếu doanh nghiệp có như cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hưởng lương như người lao động bình thường. Tuy nhiên nếu các ông chủ mới không sử dụng nữa thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng khi đó đành phải "ra đường".

Người đại diện vốn khi đó sẽ quay về SCIC yêu cầu: "Bố trí công ăn việc làm cho tôi, tôi vẫn còn tuổi lao động". Theo ông Lai, đó là một chính sách bất cập, vì họ không có sở hữu một tỷ lệ nào trong doanh nghiệp, thoái vốn xong đồng nghĩa với việc "chấm hết". Đó là lý do dẫn tới nhiều người đại diện không ủng hộ thoái vốn.

Đại diện vốn ở doanh nghiệp còn gánh trên vai trọng trách mang tên "Nhà nước", các cổ đông khác đều kỳ vọng, nhìn vào. Chưa hết, ông Lai kể ví dụ, ban lãnh đạo doanh nghiệp cho thôi việc người lao động trái quy định pháp luật. Tại doanh nghiệp đó cổ đông nhà nước nắm từ 35- 40 %. Khị người lao động kiện lên toà yêu cầu toà huỷ quyết định buôc thôi việc trái pháp luật. Tòa án gọi cả người đại diện vốn nhà nước. "Vì sao, vì chúng tôi là cổ đông nhà nước, nên có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc đấy cả", ông nói.

Ngoài ra, ông cho biết, chế độ báo cáo của người đại diện hiện nay quy định rất chặt chẽ nhiều khi cũng ngột thở. "Điều này hạn chế tính sáng tạo chủ động nhiều khi thành là người phát ngôn của khối nhà nước mặc dù mình cũng phải đệ trình, đề xuất nhưng mà cái mà tự chủ cho mình làm là không có, Nhưng vì luật quy định... không làm khác được", ông nói.

"Làm người đại diện vốn nhà nước quyền lợi không phải như mọi người nghĩ, chỉ có trách nhiệm còn quyền lợi chưa tương xứng", ông Lai bày tỏ.

Thái Hoàng