Nghi ngại trước đề xuất giao HFIC xây trung tâm tài chính TP HCM ở Thủ Thiêm
Phối cảnh dự án Trung tâm Tài chính TP HCM. |
Bên cạnh đó, theo ông Châu, với dự án như này, quan trọng nhất là việc vận hành hiệu quả. Nghĩa là, sau khi xây xong, phải thu hút được nhiều khách hàng, nhất là các thương hiệu lớn trong và ngoài nước trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân hàng.
Theo ông Lê Hoàng Châu, vốn đầu tư của HFIC chỉ nên là “vốn mồi” để từ đó kêu gọi hợp tác với nhà đầu tư khác có tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm. Do đó, với dự án này, khả thi nhất là đầu tư theo cơ chế đối tác công - tư (PPP).
TS. Đinh Thế Hiển cũng thẳng thắn cho rằng, tiền của Thành phố nên dành để đầu tư các công trình hạ tầng, phục vụ dân sinh hoặc đầu tư chiều sâu cho các dự án sản xuất, chứ không nên đầu tư lớn cho một dự án trong lĩnh vực bất động sản. Như vậy, hiệu quả không cao và sẽ rất lâu mới thu hồi được vốn đầu tư.
Cũng theo ông Hiển, nên giao dự án này cho một định chế tài chính không thuộc sự quản lý của Nhà nước và tốt nhất là một quỹ đầu tư, tổ chức tài chính lớn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực này của nước ngoài. Như vậy, sẽ cùng lúc đạt được 2 mục tiêu: Nhà nước sẽ không phải bỏ ra một nguồn vốn đầu tư rất lớn; tận dụng được kinh nghiệm của định chế tài chính nước ngoài trong việc đầu tư, quản lý dự án.
Liên quan việc HFIC được đề nghị cho thuê đất không qua đấu giá để đầu tư dự án này, một chuyên gia trong lĩnh vực địa ốc cũng bày tỏ sự băn khoăn. Theo ông, để đảm bảo khách quan, công bằng với các nhà đầu tư thì đấu giá là tốt nhất. Quan trọng hơn, việc đấu giá sẽ làm minh bạch dự án và đây là điều rất cần thiết đối với các dự án đầu tư hiện nay.