|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nghề lụa có thể phục hưng nhờ vụ Khaisilk

14:31 | 29/01/2018
Chia sẻ
Qua vụ Khaisilk lập lờ bán lụa Trung Quốc, đang có “cơ hội vàng” cho tơ lụa VN khi giá lụa thế giới tăng. Vấn đề là làm sao bắt tay nhau làm để phục hồi nhiều làng lụa đang khó khăn.
nghe lua co the phuc hung nho vu khaisilk Tơ lụa Việt Nam: Kỳ 2: Trở mình từ đống sắt
nghe lua co the phuc hung nho vu khaisilk Tơ lụa Việt Nam - Kỳ 1: Cú sốc Khaisilk và ba câu chuyện từ thủ phủ 'vàng trắng'

nghe lua co the phuc hung nho vu khaisilk

Lụa từ các làng nghề ở Quảng Nam được du khách quan tâm, chọn mua ở Hội An - Ảnh: B.D.

Về thăm làng Đông Yên, xã Duy Trinh (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam), không còn khung cảnh xưa của một làng nổi tiếng với nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa.

Ông Lê Trí Thanh - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - khẳng định trong quá khứ vùng Duy Xuyên và dọc sông Vu Gia, Thu Bồn từng là "kinh đô nuôi tằm dệt lụa". Sự mất dần của làng nghề này không chỉ khiến người dân mất sinh kế mà gây nhiều sự nuối tiếc.

"Nghề này không đơn giản tạo ra sản phẩm mà hàm chứa những nét văn hóa, cốt cách của con người xứ Quảng" - ông Thanh nói.

Câu chuyện tìm đường phục hưng tơ lụa Quảng Nam cùng những đề xuất, giải pháp đầy quyết tâm đã được đại diện nhiều làng nghề, các doanh nghiệp đặt ra tại hội thảo bàn về thực trạng nghề trồng dâu nuôi tằm - dệt lụa được tỉnh Quảng Nam chủ trì tổ chức tại TP Hội An sáng 26-1.

Nhiều yếu kém, nguyên nhân thất bại đã được chỉ thẳng. Theo ông Đặng Vĩnh Thọ - chủ tịch Hiệp hội Dâu tằm tơ VN, đó là sự bảo thủ, làng nghề vẫn theo kiểu mạnh ai nấy làm, tính liên kết quá lỏng lẻo, doanh nghiệp chỉ chăm chăm vào lợi ích mà chưa hỗ trợ nông dân tạo tơ tốt.

Lực lượng khuyến nông và doanh nghiệp cũng chưa ngồi lại để đưa cho dân những công nghệ tiên tiến, năng suất cao. Đặc biệt là sự thụ động trong việc tạo mẫu lụa, thiếu tìm kiếm nắm bắt thị trường... khiến lụa VN nằm "cửa dưới".

Trung tâm Nghiên cứu dâu tơ tằm trung ương cho biết Trung Quốc đang là nước có sản lượng tơ lớn nhất thế giới với khoảng 130.000 tấn/năm, chiếm 70% lượng tơ thế giới, trong khi VN hiện đạt bình quân 1.500 tấn/năm.

Tuy nhiên cán cân đang dần thay đổi bởi không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước làm tơ lụa nổi tiếng đang đối diện với tình trạng diện tích trồng dâu giảm, sản lượng tơ ít dần do chủ trương chuyển hướng qua công nghiệp hóa.

Chưa bao giờ giá tơ lụa cũng như sự khan hàng lên đỉnh điểm như lúc này. Đây chính là cơ hội cho việc phục hưng tơ lụa VN.

Vậy cơ hội nào cho VN? Như thường lệ, nhiều giải pháp đã có. Đó là cần khẩn trương hỗ trợ chuyển giao công nghệ, nâng chất lượng và sản lượng tơ, đặc biệt phải xử nghiêm những kẻ gian lận thương mại, treo biển lụa tơ tằm VN nhưng bán hàng ngoại, lừa dối khách hàng...

Theo bà Lê Hồng Vân - phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu dâu tơ tằm trung ương, việc vực dậy nghề trồng dâu dệt lụa, chính quyền phải đóng vai trò là "nhạc trưởng". Vùng trồng dâu phải tăng tính tập trung, thành các vùng đại điền chuyên canh...

Quyết tâm, nhu cầu phục hưng nghề lụa Việt đã rất lớn nhưng cần có kế hoạch với cơ chế và con người cụ thể, để hiện thực hóa mục tiêu bằng các giải pháp nghiêm túc.

Giải pháp không thiếu. Có lẽ, không loại trừ khả năng phải tìm những "huấn luyện viên ngoại", học hỏi kinh nghiệm thành công từ thế giới... để sản phẩm của VN không chỉ là sản phẩm tự hào của người Việt, mà dần tiến được ra thế giới. Mong muốn không nên chỉ là hồi sinh những làng nghề lụa, mà phải là hồi sinh những làng nghề lụa với cách làm mới, hiện đại, cạnh tranh được với lụa ngoại.

"Không chỉ một Khải Silk"

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đặng Vĩnh Thọ cho rằng lụa VN chưa đạt được giá trị như vốn có là bởi chủ yếu bán tơ mà chưa chăm chút, sáng tạo để bán lụa thành phẩm.

"Sản phẩm chúng ta mẫu mã nghèo nàn, nhìn kém bắt mắt, khiến lượng tơ bán đi nhiều thay vì làm ra lụa".

Từ câu chuyện của Khải Silk, ông Thọ nói thực tế "không chỉ riêng Khải Silk mà còn có nhiều nơi như vậy, thậm chí có người ở làng nghề cũng nhập lụa Trung Quốc về bán".

Muốn phát triển nghề lụa, theo các chuyên gia, không thể để tái diễn cách làm như thế nữa.

Thái Bá Dũng