Khủng hoảng điện ở Venezuela tác động thế nào tới thị trường dầu?
IEA đưa ra báo cáo trong lúc Venezuela, nơi có dự trữ dầu lớn nhất thế giới, đang chìm cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây ở bán cầu Tây.
IEA cho biết trong báo cáo ngày thứ Sáu 15/3 rằng: "Cuộc khủng hoảng điện ở Venezuela đã làm tê liệt phần lớn khu vực ở Venezulea trong một khoảng thời gian dài".
Báo cáo của IEA có đoạn: "Dù rằng có dấu hiệu cho thấy tình hình đang được cải thiện, nhưng sự xuống cấp của hệ thống điện là do chúng ta không thể chắc chắn nếu các biện pháp chỉnh sửa có bền vững hay không".
IEA nói thêm: "Tuần trước, các hoạt động đều bị gián đoạn nghiêm trọng và những mất mát trên diện rộng có thể tạo ra thách thức tới thị trường".
Sau sự cố tại nhà máy thủy điện Guri trong ngày thứ Năm tuần trước (7/3), phần lớn Venezuela rơi vào tình trạng mất điện trong nhiều ngày liền.
Tình trạng mất điện làm tê liệt hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela, một thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), và khiến hàng triệu người dân phải chật vật trong việc tìm thức ăn và nước uống.
Dù điện đã trở lại phần lớn Venezuela trong ngày thứ Ba (12/03), nhưng nhiều khu vực dồi dào giàu mỏ nhưng lại thiếu tiền mặt vẫn chưa có điện.
Theo ước tính, các dịch vụ bình thường có thể không hoạt động trong vài tuần – hoặc có khi vài tháng, vì nguồn cung điện Venezuela phần lớn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng thủy điện thay vì dự trữ dầu của nước này.
Tuy nhiên, tình trạng mất điện và thiếu nước dần trở thành chuyện xảy ra hàng ngày trong vài năm trở lại đây, sau một giai đoạn quản lý kinh tế sai lầm.
Gần đây, IEA cho biết sản lượng dầu Venezuela đã ổn định trở lại ở mức quanh 1.2 triệu thùng/ngày, bằng với quy mô cắt giảm sản lượng theo thỏa thuận giữa các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC.
IEA nói thêm rằng, vì cắt giảm sản lượng, các thành viên OPEC hiện có công suất dư thừa khoảng 2.8 triệu thùng/ngày, trong đó quốc gia đứng đầu OPEC, Arab Saudi, chiếm hơn 60% số này.
IEA cho biết: "Phần lớn công suất dầu dư thừa này bao gồm loại dầu thô có chất lượng tương đương với dầu xuất khẩu của Venezuela. Vì vậy, nếu thiếu hụt nguồn cung lớn từ Venezuela thì vẫn còn đó các công cụ tiềm năng để ngăn chặn tình trạng gián đoạn nghiêm trọng tới thị trường dầu vẫn có sẵn về mặt lý thuyết".
Hợp đồng dầu Brent tương lai tăng 0.3% lên 67.43 USD vào sáng ngày thứ Sáu (15/03 – giờ Mỹ), còn hợp đồng dầu WTI tương lai tăng 0.25% lên 58.76 USD/thùng.
Giá dầu Brent đã giảm hơn 21% kể từ khi lên đỉnh tại 86.29 USD/thùng vào đầu tháng 10/2018, còn dầu WTI giảm 23% trong cùng kỳ.