|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản duy trì chính sách tiền tệ ổn định

17:01 | 16/06/2017
Chia sẻ
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định giữ chính sách tiền tệ ổn định sau khi kết thúc phiên họp 2 ngày trong tháng 6, cam kết vẫn tiến hành mua lại tài sản với mục tiêu hiện tại là 80.000 tỷ yen Nhật (tương đương 727 triệu USD).
ngan hang trung uong nhat ban duy tri chinh sach tien te on dinh
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyết định giữ chính sách tiền tệ ổn định trong buổi họp tháng 6. (Nguồn: CNBC)

Nhận định về tình hình kinh tế Nhật Bản, BOJ khá lạc quan về tăng trưởng tiêu dùng cá nhân và quốc tế, một dấu hiệu cho sự tự tin về việc phục hồi kinh tế thông qua xuất khẩu sẽ phát triển và có thêm động lực.

“Chỉ số tiêu dùng cá nhân tăng so với sự cải thiện mang tính ổn định của việc làm và thu nhập”, BOJ cho biết.

BOJ nâng mức đánh giá của nền kinh tế Nhật Bản với việc tăng dự báo tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực trong năm tài khóa 2017 – 2018 lên 1,6% so với dự báo 1,5% trong tháng 1. Tuy nhiên, BOJ đánh giá giảm dự báo tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi, bỏ qua giá lương thực và thực phẩm, từ 1,5% xuống 1,4% trong cùng kỳ.

Trong buổi họp hồi tháng 5, BOJ đã đưa ra dự báo tăng về nền kinh tế và giữ chính sách tiền tệ ổn định như kỳ vọng trước đó. Chiều muộn ngày thứ Sáu (16/6), Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda sẽ có buổi họp báo vào lúc 18h30 (giờ địa phương) để thảo luận về chính sách thận trọng của ngân hàng.

Hiện tại, ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách kiểm soát đường cong lãi suất, được giới thiệu vào buổi họp tháng 9 năm ngoái. BOJ đã đặt ra mục tiêu lợi suất cho trái phiếu chính phủ 10 năm ở mức 0%, và họ sẵn sàng can thiệp để giữ lãi suất cơ bản ở mức mục tiêu được đặt ra.

BOJ đưa ra lập trường “dùng mọi cách” để thúc đẩy lạm phát, cho biết họ muốn duy trì chính sách tài chính nới lỏng cho đến khi lạm phát chắc chắn vượt qua mức mục tiêu 2%.

Lyly Cao

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.