|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng tiền số Celsius nộp đơn bảo hộ phá sản, người gửi tiền đối mặt với tương lai mờ mịt

09:38 | 15/07/2022
Chia sẻ
Celsius là một trong nền tảng cho vay tiền số lớn nhất thị trường, với khoảng 8 tỷ USD cho khách hàng vay và gần 12 tỷ USD tài sản đang được quản lý tính đến tháng 5.

 Giám đốc điều hành kiêm nhà đồng sáng lập của Celsius, Alex Mashinsky. (Ảnh: CNBC).

Theo CNBC, ngân hàng tiền số Celsius đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Hiến pháp Mỹ sau một tháng quay cuồn trong hỗn loạn.

Cụ thể, trong một tuyên bố hôm 13/7, Celsius cho biết họ sẽ tìm cách ổn định hoạt động kinh doanh của mình bằng cách tái cấu trúc theo cách "tối đa hóa giá trị cho tất cả các bên liên quan."

Đáng chú ý, kế hoạch của Celsius cho biết họ có 167 triệu USD tiền mặt để hỗ trợ các hoạt động trong thời gian làm thủ tục.

 “Đây là quyết định đúng đắn cho cộng đồng và công ty của chúng tôi,” Alex Mashinsky, CEO founder của Celsius cho biết trong một tuyên bố.

“Tôi tin tưởng rằng khi nhìn lại lịch sử của Celsius, chúng ta sẽ thấy đây là thời khắc quyết định", người đứng đầu Celsius nói thêm.

Cách đây một tháng, Celsius từng khiến các khách hàng phải rơi vào trạng thái lo âu khi đơn phương đóng băng tài khoản của họ, động thái mà công ty nêu nguyên nhân là do “điều kiện thị trường khắc nghiệt”.

Celcius cũng không phải cái tên đầu tiên của ngành tiền số rơi vào tình cảnh phá sản. Tuần trước, một công ty tiền số khác là Voyager đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11. Kết cục của Voyager đến sau khi quỹ đầu cơ Three Arrows Capital, nộp thủ tục phá sản do vỡ nợ.

“Thật không may, nhưng điều này đã được dự đoán trước. Các cuộc điều tra của chúng tôi đã diễn ra. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra công ty và làm việc để bảo vệ khách hàng của họ, ngay cả khi công ty mất khả năng thanh toán,”Joseph Rotunda, giám đốc thực thi của Ủy ban Chứng khoán bang Texas, cho biết về hồ sơ phá sản của Celsius.

Celsius là một trong nền tảng cho vay tiền số lớn nhất, với khoảng 8 tỷ USD cho khách hàng vay và gần 12 tỷ USD tài sản đang được quản lý tính đến tháng 5. Celsius cho biết họ có 1,7 triệu khách hàng tính đến tháng 6 và đang cạnh tranh với các tài khoản có lãi suất và lợi tức cao tới 17%.

Công ty luôn nêu cao khẩu hiệu "Ngân hàng (truyền thống) không phải là bạn bè" và Celsius hoạt động theo mô hình trả lãi suất cao dành cho tài sản của khách hàng, trong khi đó khoản vay của họ rất hấp dẫn với mức thế chấp không đáng kể dành cho những khoản vay lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến Celsius sụp đổ trong bối cảnh thanh khoản trong ngành tiền số suy yếu.  

Công ty hiện có hơn 100.000 chủ nợ, có thể bao gồm cả khách hàng và đối tác cho vay, theo tài liệu phá sản. Yêu cầu không có bảo đảm lớn nhất của Celsius là 81 triệu USD từ Quỹ Pharos có trụ sở tại Đảo Caymans. Hồ sơ cũng liệt kê tỷ phú Giám đốc điều hành FTX Sam Bankman-Fried của công ty thương mại, Alameda Research, là chủ nợ với khoản vay không thế chấp trị giá 12 triệu USD.

Công ty đã bị kiện vào tuần trước bởi một cựu giám đốc đầu tư với cáo buộc rằng Celsius đã không phòng ngừa rủi ro, tăng giá khống cho đồng tiền kỹ thuật số mà họ phát hành, đồng thời tham gia vào các hoạt động có nguy cơ lừa đảo.

Bộ quản lý tài chính của bang cho biết Celsius “đã triển khai tài sản của khách hàng trong nhiều hoạt động đầu tư, giao dịch và cho vay rủi ro và kém thanh khoản”. Cơ quan quản lý cho biết: “Các khách hàng của Celsius không nhận được những thông tin quan trọng về tình trạng tài chính, hoạt động đầu tư, các yếu tố rủi ro và khả năng hoàn trả nghĩa vụ của họ đối với người gửi tiền và các chủ nợ khác".

“Tài sản và các khoản đầu tư của công ty có thể không đủ để trang trải các nghĩa vụ chưa thanh toán của công ty.” Adam Levitin, giáo sư luật Georgetown và là hiệu trưởng tại Gordian Crypto Advisors, cho biết khách hàng của Celsius có thể phải đợi nhiều năm để nhìn thấy tiền của họ thêm một lần nữa và giá trị của nó chưa chắc đã giữ được ở mức ban đầu.

Những khách hàng tham gia vào chương trình tiền gửi có lãi suất cao của Celsius có thể được coi là chủ nợ không có bảo đảm trong mắt tòa án. “Cách xử lý ở đây dường như là tiền điện tử của khách hàng thực sự là tài sản của công ty và với tư cách là một chủ nợ không có bảo đảm, bạn sẽ không lấy lại được số tiền số của mình,” Levitin nói với CNBC.

Thùy Trang

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.