|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng 'ngầm' ở Trung Quốc đã quay trở lại

07:10 | 24/04/2017
Chia sẻ
Báo cáo của ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết các biện pháp kiềm chế rủi ro cho thị trường tài chính của chính phủ Trung Quốc đã đẩy các doanh nghiệp tìm đến nguồn tài chính ở các ngân hàng "ngầm", ước tính lên đến 8.500 tỷ nhân dân tệ.

Ngân hàng “ngầm” đang quay trở lại ở Trung Quốc, vì tác dụng phụ không lường trước của chiến dịch chống lại đòn bẩy tài chính của chính phủ, bao gồm ngăn chặn hoạt động cho vay truyền thống và siết chặt nguồn tài chính từ trái phiếu.

Dữ liệu từ ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm 14/4 chỉ ra rằng cho vay ngoài bảng cân đối đã tăng 754 tỷ nhân dân tệ (109 tỷ USD) trong tháng 3, làm tổng cho vay trong quý đầu tiên đạt mức kỷ lục 2.050 tỷ nhân dân tệ.

Ông Xu Gao, chuyên gia kinh tế học ở Everright Securities Co, cho biết những nỗ lực của PBOC đã kiềm chế các khoản cho vay mới có thể đã kiến người đi vay, đặc biệt là các nhà phát triển bất động sản, tìm đến những hình thức tài chính thay thế.

ngan hang ngam o trung quoc da quay tro lai
Nguồn tài chính ngoài bảng cân đối kế toán phục hồi vì PBOC thắt chặt cho vay. (Nguồn: Bloomberg)

Từ cuối năm ngoái, PBOC và các nhà chức trách đã thực hiện các biện pháp để kiềm chế rủi ro đối với hệ thống tài chính của Trung Quốc, bao gồm tăng lãi suất trong ngắn hạn, kiềm chế đòn bẩy trên thị trường trái phiếu, và hạn chế quỹ dành cho đầu cơ bất động sản. Các biện pháp này đã đẩy những người đi vay tìm đến nguồn tài chính ngầm, được Moody's ước tính trị giá gần 8.500 tỷ USD, và khu vực khác mà các nhà chức trách đang cố để giảm thiểu rủi ro.

Ông Xu nói: “Bạn phải đi trên một con đường bằng phẳng. Chặt đứt thị trường trái phiếu không có nghĩa là nhu cầu tài chính cũng sẽ bị kiềm chế theo. Thay vào đó, nó sẽ thúc đẩy nguồn vốn đến những khu vực mà các nhà chức trách khó có thể tiếp cận hơn. Cuối cùng, rủi ro trên thị trường trái phiếu có thể giảm, nhưng trong hệ thống tài chính nói chung, rủi ro sẽ tăng lên”.

Biểu đồ dưới đây mô tả các biện pháp được chính phủ đưa ra để tháo gỡ đòn bẩy tài chính của nền kinh tế, góp phần vào sự phục hồi của ngân hàng “ngầm”:

ngan hang ngam o trung quoc da quay tro lai
Các khoản cho vay mới của ngân hàng ở Trung Quốc giảm trong quý I/2017, lần giảm đầu tiên trong 7 năm. (Nguồn: Bloomberg)

Ngân hàng PBOC trong tháng 1 đã yêu cầu các ngân hàng quốc gia kiểm soát nghiêm ngặt các khoản cho vay mới trong quý đầu của năm, đặc biệt tập trung vào cho vay thế chấp để kiểm soát giá nhà đất.

Động thái này khiến các ngân hàng mở rộng 4.220 tỷ nhân dân tệ các khoản cho vay mới trong quý đầu tiên, giảm 8,5% so với cùng thời kỳ năm 2016, ghi nhận năm giảm đầu tiên so với năm trước đó kể từ năm 2011. Theo ước tính của Moody, chính phủ đang cố gắng để kiểm soát khả năng một cú sốc được tạo ra từ ngành bất động sản và xây dưng, hai lĩnh vực đóng góp khoảng 20-30% giá trị cho nền kinh tế Trung Quốc.

Vai trò của các ngân hàng ngầm tăng lên như các nhà cung cấp tài chính là một trong những nhân tố làm hệ thống tài chính dễ bị tác động bởi cú sốc liên quan đến bất động sản hơn. Trong biện pháp kiềm chế ngân hàng “ngầm”, các nhà quản lý tài chính đang cùng phối hợp để soạn thảo các quy định mới cho các sản phẩm quản lý tài sản, những người quen thuộc với vấn đề cho biết.

ngan hang ngam o trung quoc da quay tro lai
Nguồn tài chính từ trái phiếu doanh nghiệp ở mức âm trong 3 tháng, vì nhiều trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn hơn được phát hành từ tháng 12/2016 - tháng 2/2017. (Nguồn: Bloomberg)

Số liệu của PBOC cho biết, trái phiếu doanh nghiệp ròng của Trung Quốc ở mức âm trong 3 tháng liên tiếp tính đến tháng 2 trước khi đạt 32 tỷ nhân dân tệ vào tháng trước. Giai đoạn số liệu ở mức dưới 0, khi nhiều trái phiếu đáo hạn hơn được phát hành, là chưa từng có kể từ năm 2002, và đến trong bối cảnh các quy định thắt chặt được áp dụng đối với nhiều công ty trong những ngành nghề cụ thể và sự thất bại của thị trường trái phiếu tháng 12. Ông Lu Zhengwei, chuyên gia kinh tế học ở ngân hàng công nghiệp, cho biết nếu các công ty không thể huy động vốn từ thị trường trái phiếu, họ sẽ phải quay sang nguồn tài chính ngầm.

Theo báo cáo của PBOC, hình thức phổ biến nhất của ngân hàng “ngầm” là những thỏa thuận cho vay ủy thác và cho vay tín thác. Dưới hình thức thỏa thuận cho vay ủy thác, một công ty cho công ty khác vay tiền thông qua ngân hàng “ngầm” như một người trung gian. Trong khi đối với hình thức cho vay sau, ngân hàng sẽ sử dụng số tiền huy động được từ những sản phẩm quản lý tài sản để đầu tư vào một kế hoạch tin tưởng, với số tiền cuối cùng sẽ được chuyển đến các công ty đi vay.

ngan hang ngam o trung quoc da quay tro lai
Các giao dịch mua lại giảm. Phần trăm doanh thu từ hoạt động này trong tổng mức đi vay giảm so với mức cao kỷ lục. (Nguồn: Bloomberg)

Sự phụ thuộc của các ngân hàng vào các hợp đồng mua lại qua đêm đóng góp vào sự tăng giá chưa từng có của hầu hết các cổ phiếu trên thị trường trái phiếu vào năm ngoái, thúc đẩy PBOC bắt đầu đưa ra các thỏa thuận trong dài hạn vào tháng 8 để ngăn chặn sự biến động của thị trường. Các hợp đồng đó, thường có mức lãi suất cao, khiến chi phí đi vay tăng lên, đẩy người đi vay khỏi thị trường mua lại và khiến một vài người trong số họ có nhu cầu tìm đến tài chính ngầm cho nguồn vốn trong ngắn hạn.

Doanh thu mua lại qua đêm, một chỉ số dùng để đo xem các nhà đầu tư đã phụ thuộc vào việc sử dụng nguồn vốn đi vay để tài trợ các khoản đầu tư trái phiếu của họ như thế nào, đạt 40.500 tỷ nhân dân tệ vào tháng trước. Trong khi, chỉ số này tăng trong hai tháng trước đó, doanh thu của hoạt động này vẫn thấp hơn 23% so với mức kỷ lục 52.300 tỷ nhân dân tệ vào tháng 8/2016.

Tỷ lệ phần trăm của những khoản vay này trong tổng số giao dịch repo là 81% trong tháng 3, so với mức cao nhất 91% trong tháng 11/2015.

Số liệu của PBOC chỉ ra, sự đóng góp của ngân hàng “ngầm” trong nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trong vài tháng gần đây: vốn ngoài bảng cân đối chiếm 17,5% tổng nguồn tài chính doanh nghiệp của quốc gia vào cuối tháng 3, tăng so với mức 15% vào cuối năm ngoái.

ngan hang ngam o trung quoc da quay tro lai
Ngân hàng "ngầm" chiếm 15,7% trong nguồn tài chính của các doanh nghiệp Trung Quốc. (Nguồn: Bloomberg)

Lyly Cao