|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng Đông Á dự kiến chào bán riêng lẻ cổ phiếu để bù đắp việc âm vốn chủ sở hữu

10:24 | 27/09/2019
Chia sẻ
HĐQT Dong A Bank dự kiến sẽ chào bán riêng lẻ cổ phiếu bằng mệnh giá nhằm bù đắp việc âm vốn chủ sở hữu, đảm bảo có giá trị thực của vốn tối thiểu bằng vốn pháp định.

dongabank_tp_smnn

Ngân hàng TMCP Đông Á (Nguồn: Thanh niên)

Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) đã công bố một phần tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 dự kiến được tổ chức vào sáng ngày 12/10 tại TP HCM và nếu không đủ điều kiện tổ chức lần 1 thì sẽ tiếp tục triệu tập các cuộc họp lần 2 và lần 3 vào ngày 17/10 và 22/10.

Ngân hàng cho biết thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Ban kiểm soát đặc biệt, DongA Bank đã tiến hành thuê Công ty TNHH  Ernst & Young Việt Nam đánh giá thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ, các quĩ dự trữ của ngân hàng tại 31/12/2018.

Theo số liệu đã kiểm toán, tính đến cuối năm 2018, kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank có lỗ luỹ kế, nguồn vốn sở hữu bị âm. Do đó, để bù đắp việc âm vốn chủ sở hữu, đảm bảo Dong A Bank có giá trị thực của vốn tối thiểu bằng vốn pháp định của Chính phủ là 3.000 tỉ đồng, ngân hàng phải thực hiện việc bổ sung vốn điều lệ.

Căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của ngân hàng hiện nay, DongA Bank chỉ có thể thực hiện tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành riêng lẻ. 

Tuy nhiên với điều kiện hiện tại, ngân hàng không thể thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu vì không đáp ứng các điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng theo qui định của Luật Chứng khoán.

Theo qui định của khoản 1, Điều 12, Luật chứng khoán số 70/2006/QH11: "Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng kí chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng kí chào bán".

Do vậy, DongA Bank chỉ có thể chọn hình thức phát hành là chào bán cổ phần riêng lẻ. Theo nhận định của ngân hàng, hình thức chào bán này có ưu điểm là không yêu cầu tổ chức phát hành đáp ứng các điều kiện về hoạt động kinh doanh có lãi, không có lỗ luỹ kế như hình thức chào bán ra công chúng.

Theo hình thức phát hành này, ngân hàng sẽ chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư (không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp). Đồng thời, nhà đầu tư mua cổ phần sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối thiểu một năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần đã chào bán củ cá nhân cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Screen Shot 2019-10-01 at 18

Nguồn Tài liệu ĐHĐCĐ DongA Bank

Từ những phân tích trên, Hội đồng quản trị DongA Bank quyết định chào bán riêng lẻ cổ phiếu với số lượng đủ để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ của ngân hàng nhằm đáp ứng tối thiểu bằng mức vốn pháp định, tức 3.000 tỉ đồng. Giá chào bán dự kiến bằng mệnh giá tức 10.000 đồng/cp.

Ngân hàng hiện chưa công bố kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính năm 2018 nên chưa xác định được mức âm vốn cụ thể hiện tại của DongA Bank. Theo con số được công bố vào cuối năm 2015, vốn chủ sở hữu của ngân hàng là âm 25.451 tỉ đồng.

Cổ đông hiện hữu sẽ là nhóm được ưu tiên phát hành. Trong trường hợp cổ đông hiện hữu không đủ số lượng chào bán theo phương án thì sẽ phát hành cho nhà đầu tư bên ngoài.

Ngoài qui định về hạn chế chuyển nhượng là 1 năm, việc chuyển nhượng cổ phần DongA Bank phải được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng (nếu có) tại thời điểm chuyển nhượng.

Toàn bố số tiền thu được từ đợt chào bán này sẽ được sử dụng để bù đắp việc âm vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực tài chính để ngân hàng tăng cường năng lực cạnh tranh, tiếp tục phát triển bền vững.

Vốn điều lệ của Ngân hàng Đông Á là bao nhiêu khi bị kiểm soát đặc biệt?

Ngày 13/8/2015, NHNN có quyết định kiểm soát đặc biệt DongA Bank. Theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt NHNN, DongA Bank đã kiểm tra và xác định kho quĩ Hội sở ngân hàng thiếu hụt 2.089 tỉ đồng và hơn 62.154 lượng vàng, kho quĩ Sở giao dịch thiếu hụt 416,7 tỉ đồng.

Ngày 9/12/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an TP HCM đã quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can để điều tra. Trong đó có ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT và Chủ tịch HĐ tín dụng DongA Bank.

Theo cơ quan điều tra, tại thời điểm 31/12/2015, DongA Bank lỗ luỹ kế 31.076 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỉ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỉ đồng.



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trúc Minh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.