|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng đầu tiên công bố lợi nhuận vượt kế hoạch năm 2022

10:42 | 08/01/2023
Chia sẻ
Năm 2022, lợi nhuận riêng lẻ trước thuế của VietinBank ước đạt 20.500 tỷ đồng, tăng 21,6% so với năm trước, vượt kế hoạch đề ra trước đó.

 Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam (Ảnh: VietinBank).

Theo thông tin tại Hội nghị tổng kết năm 2022, ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - Mã: CTG) cho biết lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2022 ước đạt 20.500 tỷ đồng, đạt mục tiêu kế hoạch đại hội đồng cổ đông đã đề ra.

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng được kiểm soát ở mức 1,2%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu xấp xỉ 190% (tăng 10% so với năm 2021). Kết quả thu hồi nợ gốc lãi xử lý rủi ro tăng hơn 60% so với số thu năm 2021.

Mới đây, Hội đồng quản trị ngân hàng cũng đã công bố chính thức các chỉ tiêu kế hoạch tài chính năm 2022. Trong đó, lợi nhuận riêng lẻ trước thuế dự kiến đạt 19.451 tỷ đồng, tăng 15% so với con số năm 2021 là 16.860 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng 5-10% so với đầu năm. Tăng trưởng dư nợ tín dụng theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Tăng trưởng huy động tiền gửi dự kiến 8-10%, có điều chỉnh phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng năm 2022 dưới 1,8%. 

Kết thúc 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của VietinBank đạt hơn 15.311 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ và thực hiện được gần 79% kế hoạch lợi nhuận nêu trên. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế  đạt 15.764 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với cùng kỳ.

Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 1,75 triệu tỷ đồng, tăng 14,3% so với cuối năm trước, trong đó cho vay khách hàng tăng 10,1%.

Số dư nợ xấu trong kỳ tăng 23,4% so với đầu năm, đưa tỷ lệ nợ xấu lên 1,42%. Ngân hàng đã tăng mạnh trích lập dự phòng từ gần 25.800 tỷ đồng lên hơn 39.000 tỷ đồng, đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu từ 180% cuối năm trước lên trên 220%. 

Diệp Bình

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.