NĐT kiến nghị bỏ phiên ATC khi cho rằng ‘bị đạp’ và trở thành ‘tội đồ’ kéo VN-Index, chuyên gia nói gì?
Phiên ATC bị đổ là “tội đồ” trong các phiên giảm sâu
Tại Việt Nam, các cổ phiếu sẽ giao dịch trên hai sàn (HOSE, HNX), thị trường UPCoM. Khung thời gian và các phiên giao dịch trên HOSE, HNX và UPCoM cũng có sự khác biệt.
Trên sàn HOSE, giao dịch khớp lệnh được ra gồm khớp lệnh định kỳ mở cửa (ATO) với thời gian từ 9h00 đến 9h15, khớp lệnh liên tục (9h15 – 11h30 và 13h00 – 14h30), khớp lệnh định kỳ đóng cửa (ATC, 14h30 – 14h45).
Theo định nghĩa, khớp lệnh định kỳ (ATC, ATO) là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Nguyên tắc xác định giá trong hai phiên trên là mức giá thực hiệ đạt khối lượng giao dịch lớn nhất. Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá trị thực của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được lựa chọn.
Mức giá thiết lập trong phiên ATC được xác định là giá đóng cửa của cổ phiếu. Tuy nhiên, trong lịch sử giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam, không ít lần xuất hiện sợ cố tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) khiến phiên ATC không thể thực hiện. Khi đó, mức giá đóng cửa được lấy là mức giá giao dịch cuối cùng trong phiên khớp lệnh liên tục.
Trở lại với câu chuyện của phiên ATC, việc xác định mức giá đóng cửa của cả phiên giao dịch quyết định trong 15 phút cuối phiên khiến không ít nhà đầu tư cho rằng có “hiện tượng lạ”.
Trong nhiều tình huống, cổ phiếu bất ngờ tăng trần giảm sàn sàn chỉ trong những phút giao dịch cuối phiên ATC. Một lượng mua hay bán cổ phiếu lớn khiến mức giá đóng của của các cổ phiếu có thể đối lập hoàn toàn so với phần lớn thời gian giao dịch trong ngày.
Nhà đầu tư kiến nghị bỏ, chuyên gia nói gì?
Những “hiện tượng lạ” trong phiên giao dịch ATC thường xuyên xuất hiện trong những ngày giao dịch mang tính chu kỳ như đáo hạn hợp đồng phái sinh tham chiếu chỉ số VN30, chốt dữ liệu danh mục vào cuối các quý, năm. Một số phiên giao dịch cơ cấu danh mục đầu tư của các quỹ, quỹ hoán đổi danh mục hay p-notes khiến phiên ATC có nhiều bất ngờ.
Diễn biến bất ngờ trong phiên giao dịch ATC khiến nhà đầu tư luôn quan tâm. Trên các diễn đàn, hội nhóm về đầu tư chứng khoán, những phiên tăng giảm mạnh về cuối phiên luôn được bàn luận sôi nổi. Trong những “cú sập” của thị trường, phiên ATC luôn được xem là “tội đồ”, trở thành lời giải thích cho nhịp giảm.
Trong khoảng thời gian gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào nhịp điều chỉnh mạnh khiến VN-Index giảm hơn 100 điểm chỉ trong ít ngày. Lực bán mạnh khiến VN-Index giảm sâu, đóng cửa thấp nhất trong phiên khiến nhà đầu tư một lần nữa cho rằng “phiên ATC” chính là tội đồ. Không ít ý kiến nhà đầu tư cho rằng việc bị “đạp” phiên ATC làm méo mó mức giá và kiến nghị loại bỏ phiên ATC.
Đánh giá về phiên giao dịch ATC, ông Hoàng Thanh Tùng, CEO CTCP Đầu tư Finpros cho rằng không phải tất cả thị trường đều sử dụng phiên ATC. Một số thị trường kết thúc bằng chính mức giá đóng cửa. Nhưng phiên ATC lại có điểm hay đó chính là phiên đấu giá mà mọi nhà đầu tư đều tham gia vào.
Về mặt lý thuyết, phiên ATC giúp định giá chính xác hơn là việc đột nhiên kết thúc ví dụ như 14h45. Giá tương đối chuẩn hơn. Nhưng trên thực tế phiên ATC hay xảy ra một số hiện tượng lạ.
Cá nhân mình thấy phiên đấu giá là phiên ATO. Nhiều thị trường thường tạo phiên ATO và không có phiên ATC vì khi mình mới mở ra không biết giá bao nhiêu, nhà đầu tư có một phiên đấu giá trước để mở cửa thị trường, vị chuyên gia từ Finpros nói.
Thông tin thêm về những phiên giao dịch gần đây, giới phân tích cho rằng việc bán mạnh trong phiên ATC khiến chỉ số đóng cửa thấp nhất phiên thể hiện tâm lý bi quan của giới đầu tư khi bán ra bằng mọi giá. Còn theo Chứng khoán Yuanta Việt Nam, áp lực bán tháo do ảnh hưởng từ hiện tượng “call margin” hoặc “force sell” khiến nhiều cổ phiếu đã rơi vào trạng thái quá bán mạnh.